Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn trình bày những nội dung cơ bản về giá trị nhân đạo của tác phẩm "Chị em Thúy Kiều"

viết một đoạn văn trình bày những nội dung cơ bản về giá trị nhân đạo của tác phẩm "chị em Thúy Kiều"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.606
1
1
Phonggg
21/09/2020 15:53:09
+5đ tặng
Phân tích giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều được Nguyễn Du thể hiện thông qua niềm thương xót cho số phận đau thương của con người và sự tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người. Tham khảo bài hướng dẫn dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này và hoàn thành tốt bài viết về giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều nói chung và cụ thể ở 4 đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều báo ân báo oán” nói riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
ARIA
21/09/2020 16:35:14
+4đ tặng

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết biểu hiện ở tấm lòng thương xót đối với người phụ nữ bất hạnh. Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du giúp người đọc thấy được tấm lòng của ông cho nhân vật Thúy Kiều. Thúy Kiều là người con hiếu thảo. Trước cơn gia biến, nàng quyết định bán mình chuộc cha và em. Bằng bút pháp ước lệ, tác giả làm nổi bật tâm trạng tủi hổ, cảm giác nhục nhã, ê chề của Kiều khi nàng bị coi như một món hàng. Một người con gái tài sắc, đức hạnh như nàng Kiều lại trở thành một món hàng đem ra mua bán. Không những thế,bọn chúng còn “Cò kè bớt một thêm hai”, Nguyễn Du đã cảm thương cho nỗi đau khổ của nàng khi Mã Giám Sinh “cân sắc cân tài”. Nguyễn Du đã thấu hiểu tâm trạng Kiều. Đó chính là một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo sáng ngời trong tác phẩm. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong Truyện Kiều, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được nỗi đau, nỗi nhớ thương, nỗi cô đơn, lo sợ của nàng Kiều. Phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho em, Kiều rơi vaò tay Mã Giám Sinh và Tú Bà. Kiều không muốn tiếp khách làng chơi nên nàng đã tìm đến cái chết nhưng nàng lại được cứu sống. Tú Bà vì sợ Thúy Kiều chết đi thì “Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma” nên dỗ ngon ngọt và vờ đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích đợi tìm nơi tử tế để gả chồng. Thực chất lầu Ngưng Bích là nơi giam lỏng Thúy Kiều - nơi khóa kín tuổi xuân của nàng. Nơi đây cũng chính là điểm khởi đầu cho quãng đường lưu lạc đầy đau thương, tủi nhục của Kiều. Ngòi bút của Nguyễn Du như nhỏ lệ khi miêu tả canhỷ vật thông qua tâm trạng của Thúy Kiều. Giữa thiên nhiên vắng lặng và mênh mông, không một bóng người, Kiều chỉ còn thấy “bốn bề bát ngát xa trông”.

3
1
Ni Lin
18/04/2021 21:16:47
+3đ tặng
Giá trị nhân đạo:
Lên án xã hội phong kiến thời bâý giờ, xã hội vì tiền, lòng tham không đáy
Nói lên nỗi lòng phụ nữ thời bấy giờ bị chèn ép, khốn cùng
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo