LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về một lần em không vâng lời

1 lần em không vâng lời 

10 trả lời
Hỏi chi tiết
1.080
2
2
jury chan
21/09/2020 18:41:41
+5đ tặng
có 1 lần bạn nam đã ko nghe lời mẹ. mẹ bạn ấy dặn là ko đc đi chơi xa 1 mình , nhưng bạn ấy đi chơi một mình cả ngày . đến tối chú công an đã đưa bạn ấy về . nam hứa lần sau ko tái phạm nữa

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Mai Thy
21/09/2020 18:43:54
+4đ tặng
Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. ừ, quả đầu Việt hâm hấp nóng. Mẹ nói vói bố đi qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong, bố mẹ sửa soạn đi làm.
TIN TÀI TRỢ


Top giải pháp se khít lỗ chân lông
Zema

Rolex bán đồng hồ bản sao siêu rẻ nhân kỷ niệm 110 năm thành lập
Đồng Hồ Bản Sao

Đèn diệt khuẩn, bảo vệ con cả khi ở nhà. Mua ngay tại đây
Hanet

Ký sinh trùng trong cơ thể sẽ chui ra hết sau 1 đêm. Xem mẹo ngay
Detoxherb
Bố khóa cửa lại.
 
- Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con, thỉnh thoảng con còn xuống đi tiểu.
 
- Bố sợ con bỏ cửa trống.
 
.. Con không đi chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về.
 
Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm:
 
- ừ, bố để chìa khóa ở nhà đó. Con nhớ đừng đi chơi đâu nhé.
 
Bố khép cửa lại rồi đi làm.
 
Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập họa báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó chơi trò gì mà vui thê' nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tí nó cười to thê' nhỉ? Lại có cái Na nữa, có nó thì bao giờ cái tập thể dưới kia cũng dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Có đủ mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi... Bỗng cu Hùng ngước lên. Nó hét to: Ơ Việt, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên!
 
Kệ, hay cứ xuống đó chơi một tí thôi mà. Còn lâu bố mẹ mới về.


 
Cu Việt mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong cuộc chơi nào, cu Việt cũng góp phần nổi bật.
 
Cu Việt mải chơi quên sốt, quên đói và điều này mới nguy: quên cả thì giờ. Cho đến lúc ngoài đường, trong ngõ tấp nập người, xe, cu Việt mới sực nhớ là đã đến giờ tan tầm.
 
Sao chóng thế nhỉ? Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng cái cu Việt đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. À, lấy tờ họa báo để bên cạnh, mẹ về sẽ nghĩ: Con nó xem họa báo rồi ngủ thiếp đây mà. Rồi mẹ sờ tay vào trán cu Việt, nói nhỏ với bố:

 
- Con nó còn hâm hấp nóng. Chiều nay xin cho nó nghỉ thêm buổi nữa - Nghĩ đến đó, cu Việt cảm thấy yên tâm. Dẫu sao cũng còn may. Chậm một tí thế nào bố mẹ cũng bắt gặp đang chơi ngoài sân... Chắc lúc này bố mẹ đang rẽ xuống con đường vào khu tập thể. Đó, bố đang dắt chiếc xe đạp vào ngõ. Bố đang đến cây bàng đầu sân. Nguy rồi! Cu Việt cuống lên. Còn đôi guốc sáng nay cu Việt xuống sân chơi vứt bên gốc bàng nằm ngay lối đi... đôi guốc sơn màu đỏ. Có họa là bé bằng cái kim bố mẹ mới không trông thấy. Làm thế nào bây giờ nhỉ. Chạy xuống lấy lên ư? Không kịp nữa rồi.
 
Kìa, hình như nghe văng vẳng có tiếng của mẹ.
 
- ủa sao lại có đôi guốc của cu Việt dưới này nhỉ...
 
Cu Việt nhắm mắt. Nhưng không thể nào yên được, lo quá! Sẽ nói với bố mẹ thế nào đây. Tại sao đôi guốc lại ở dưới sân? Chẳng lẽ lại nói liều là con không biết à. Hay đổ tại con mèo nó mang ra đó? Thế mà hóa hay cơ dấy. Chả có lần mẹ vẫn kể chuyện cổ tích, có con mèo biết đi hia cơ mà.

 
Mèo đi hia được thì đi guốc cũng được chứ gì. Nhưng cả khu nhà tập thể này lâu nay chẳng thấy một chú mèo... Hay mình cứ bảo là...
 
Chưa kịp nghĩ hết câu thì cửa phòng bỗng mở. Qua lỗ chăn thủng Việt liếc nhìn ra. Mẹ đã về, tay mẹ cầm đôi guốc. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp đợi bố bỏ chiếc cặp xuống, mẹ đã đưa đôi guốc ra:
 
- Bố nó xem, tôi đã bảo, đi phải khóa cửa lại.
 
Bố nhìn đôi guốc, thong thả nói:
 
- Mẹ nó cứ để đôi guốc nguyên chỗ cũ. Con dậy, nó khắc biết. Tôi tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con nó phạm tội nói dối nữa.
 
Mẹ nghe theo lời bố, đặt đôi guốc xuống cạnh giường, rồi đi làm cơm.

 
Cu Việt nằm trong chăn nghe thấy mọi chuyện. Tự nhiên nước mắt cứ chảy ra lúc nào không biết.
 
Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bố sờ vào trán cu Việt rồi bảo:
 
- Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con.
 
Cả nhà ngồi ăn vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Việt những phần ngon.
 
Đến chiều, cu Việt dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học.
 
Tiếng guốc gõ nhè nhẹ trên cầu thang, vang lên một khúc nhạc vui...
5
0
Mai Thy
21/09/2020 18:44:59
+3đ tặng
Cuối năm học vừa qua, em đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc. Có được kết quả này một phần là nhờ em rút ra được bài học cay đắng ở đầu học kì I. Chuyện là thế này:
 

Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.


 

Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.


Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”.
 

Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá.

 
Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con ngư
3
0
Mai Thy
21/09/2020 18:46:23
+2đ tặng
Ai mà không có một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là lỗi ấy nhỏ hay to, tha thứ được hay không thể. Riêng em, có một chuyện em đã làm và đến bây giờ em vẫn thầm tự nhủ: “Nếu ngày ấy, mình không làm như thế thì bố mẹ và cô giáo sẽ không phải buồn bực, thấp thỏm, lo âu vì mình.”
Hôm ấy, vào một ngày đẹp trời, bầu trời quang đãng, trong xanh với những gợn mây trắng nhỏ bồng bềnh. Ông mặt trời tốt bụng thả những tia nắng vàng mát dịu xuống mặt đất làm cho hạt sương long lanh trên thảm cỏ thêm rực rỡ. Bên vệ đường, khóm tre làng toả bóng như muốn che chở cho người qua lại. Và dưới rặng tre già đó thấp thoáng bóng em đi học. Hai tay vung vẩy theo điệu nhạc mà em cất lên. Đang đi, bỗng có ai gọi:
- Ai trông như thằng Thăng ấy nhỉ? Có phải bạn tên là Thăng không?
Em quay phắt lại, nhìn kĩ một hồi rồi reo lên:
- A, mày đấy hả, có phải thằng Hùng không, bốn năm rồi không gặp, trông mày
khác quá, tao phải nhìn mãi mới ra.
Hùng và em là bạn thân của nhau năm lớp hai. Hồi ấy chúng em chơi thân thiết lắm. Nhưng khi bạn sang lớp ba thì bố mẹ bạn mua nhà ở thành phố rồi lên đấy ăn ở luôn. Chúng em chỉ thỉnh thoảng gửi được thư từ thôi. Bấy lâu gặp lại, em vui mừng khôn xiết, hai đứa hỏi han nhau, em hỏi:
- Hùng này, sao hôm nay là thứ sáu mà mày lại không đi học.
- Là do hôm nay là kỉ niệm 10 năm khai trương trường – Bạn đáp
Em tiếp tục hỏi với một vẻ tò mò:
- Mày về quê làm gì thế? Có dự định gì không?
Hùng trả lời:
- Thì tao về quê để thăm nội chứ chi. À, mà sáng nay nhà tao tổ chức đi đá bàn chơi một chuyến, mày muốn đi không? Tao sẽ xin phép, nhà tao chuẩn bị hết rồi, mày đi với tao luôn cho vui đừng ngại.
Thoạt đầu, em từ chối nây nẩy, nhưng vì nó thuyết phục hay quá nên em cũng ưng thuận. Hùng mừng lắm, cùng em đến hỏi ý bố mẹ bạn, bố Hùng nói:
- Cháu đi theo cũng được, nhưng hôm nay phải đi học chứ?
Nghe chú hỏi, em chột dạ không biết trả lời thế nào, nhưng nhờ có Hùng ở sau gợi ý nên em nói dối bố Hùng một cách trắng trợn: “Hôm nay trường con cũng nghĩ học”. Nghe thế chú không chút nghi ngờ.
Chiếc xe honda bon bon lên đường, thoáng cái đã tới Đá Bàn. Mọi người cùng nhau dựng lều, ăn uống, chơi đùa, vui ơi là vui đến nỗi em quên tất cả mọi người kể cả bố mẹ. Đến xẩm tối, khi mọi người thu xếp đi về thì em mới nhớ tới lời mẹ dặn. Ngồi trên xe, em buồn rũ rưỡi, Hùng thấy, nó hỏi:
- Bộ đang chơi vui mà phải đi về nên mày tiếc hả?
Em phản đối:
- Không phải, tao buồn là do, là do,….
Em không dám nói hết câu vì sợ bố Hùng nghe được sẽ đánh bạn nên em im lặng, có lẽ Hùng cũng hiểu không hỏi gì thêm. Về tới nhà, em lo sợ vô cùng đến tím tái cả mặt, mồ hôi vã ướt cả lưng. Vừa bước đến cổng nhà em đã nghe tiếng mẹ:
- Làm sao bây giờ mình ơi? Có bao giờ thằng bé bị bắt cóc không?
Nói rồi, mẹ khóc nấc lên. Bố an ủi:
- Anh cũng không biết nữa. Anh đã gọi công an mấy lần rồi mà họ vẫn chưa có tin tức gì?
Em ở ngoài nghe mẹ khóc mà trong lòng lo sợ, bồn chồn vô cùng. Mãi một lúc sau, em mới có thể lấy hết can đảm, cất lên một tiếng nói:
- Mẹ ơi, con đã về.
Im ắng một chút rồi sau đó tiếng mở khoá và mẹ xuất hiện với cây roi lăm lăm trong tay. Và kết cục sau đó chắc các bạn cũng biết. Nhưng chỉ có một điều là từ đó, mẹ nghiêm khắc với em hơn và mất đi niềm tin về em. Thật đau xót!
Mặc dù đã một năm trôi qua kể từ cái ngày đẹp trời mà lại không đẹp lòng ấy. Nhưng kí ức về cái ngày ấy sẽ mãi mãi còn tồn đọng trong tâm trí em như có một cây đinh đâm vào một khúc gỗ mà cho dù có lấy ra được thì vẫn còn cái dấu mãi mãi không bao giờ phai.
1
0
Mai Thy
21/09/2020 18:46:48
+1đ tặng
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là
hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai
dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không
thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn
lòng…
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người
đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học
tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên
cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người
tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.Mẹ đâu biết khi mẹ lên
nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn
học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước,
nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ:
“Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.Đứng trước cửa, tôi
bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước

vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như
đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm
tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không
kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo
rồi tắm rửa đi!”.Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi,
mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau
ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn
quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ
cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không
ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói
dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn
chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở
ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà
thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ
vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi
lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…Khi Thượng đế tạo ra
con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi
người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên
con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không
thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống
giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi
lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn
rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa
sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã
biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi
cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ.
Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra

được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn
vẫn đang có, đó là tình thương.
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.
1
0
Mai Thy
21/09/2020 18:47:03
Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường
Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về
một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ
thẹn đến tận bây giờ.
Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột. Hằng ngày tôi
đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất
vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi
bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ
ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt
và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường.
Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ
trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt
thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ.
Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại
tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong
đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa
ngày tháng là xong.
- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không
còn hạt máu. – Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện.
Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với
bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch
thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô
Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:
- Có chuyện gì thế?

- Học sinh này dùng vé giả! – Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình
rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì
thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi
cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran.
- Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên – Cô bảo chú Thành, giọng buồn
buồn. – Tôi bảo lãnh cho em ấy. Rồi cô bảo tôi:
- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa.
Dối trá là xấu lắm. – Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào
lòng tôi. Tôi lí nhí:
- Vâng ạ.
Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn
kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi.
Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết
tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá?
Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa”
với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là
người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy,
bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi
chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc. Tôi nhận lỗi nhưng không
xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc
này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để
danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phân
mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học.
Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật
nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một
ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:
- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy
sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân.
Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp:

các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.
Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự
bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra
sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn
trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh
ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng
nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao
dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự
do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực
và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.
1
0
Mai Thy
21/09/2020 18:47:50
Đã có ai phải tự hỏi: "Mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm
mệt mỏi?". Riêng tôi, tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm
cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm
ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn...
Đó là 1 buổi sáng đẹp trời, tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi
vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai
tôi,nói: "Ê! Hôm nay đi trễ thế vậy?"."Tao không đi trễ, tại tụi mày đi sớm thôi"tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp: "Thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là
chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan
phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?". "Ok, nhưng tao không cung
cấp giấy để thi đâu à nha!"-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:"Tường trắng,bàn gỗ mới
"tin" đây này,cần gi giấy chứ!".
Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành
quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế
là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham
quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng
quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả
bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi

nói:"thôi,quay lại học đi". Thằng Thuận ngắt lời: "Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,
không tắm thì uổng lắm". Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên
cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra
đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu, trốn trong vườn ổng mà ăn ổi.
Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế
chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô
Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào
hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong
tiếng nấc:"em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá
học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của
bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay". Nói xong cô quay đi,bỏ
lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: " thằng Minh chứ
không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô, hồi sáng chạy ra tao thấy nó
đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!". "Thôi đi,bây giờ mà mày
còn nói thế nữa hả Thuận!"- tôi hét lên.
Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt
giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê
tởn. Cô tôi có nói "Siêu nhân vẫn là người, không ai mà không mắc lỗi,không ai là
hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!".
Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,
nếu ko 1 ngày nào đó, người hối hận sẽ là chúng ta!
2
0
Mai Thy
21/09/2020 18:48:08
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô
và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ
vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10.
Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của
bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo
thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin

chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua
khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp
6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm
bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn
hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một
số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào
sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại
xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà
lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho
các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai
kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối
trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố
mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy
gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý
vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8
theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại
bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng
em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời
khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô
tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói
lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn
nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô,

cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
2
0
Mai Thy
21/09/2020 18:48:23
Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏlại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao
kỉniệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớnhững lần ham chơi quên cả giờ về, hãy
những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ
của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉhè, tôi thường được bốmẹcho vềquê. Tôi rất thích vềquê
bởi ởđó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần
vềquê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy
theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong
nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờlau trắng
xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh
từđâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc
biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu
trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng
nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn.
Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quảsai vô cùng. Những quảroi chín
thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉlên những chùm quảđang
lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước
mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ,
anh sẽmua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ
không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu.
Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy
dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc.
Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi,
anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa
và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi.
Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo
thật cao đểhái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân,

ngã nhào từtrên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau
không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng
không phải thế, anh bịgãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố:
"Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh
cũng luôn che chởcho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi
nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
0
1
Mai Thy
21/09/2020 18:48:37
Khi tôi học lớp 5, đã có một chuyện xảy ra khiến tôi không thể nào quên.
Hôm đó, tôi được nghỉ học. Trước khi đi làm, mẹ dặn tôi ở nhà trông nhà
không được ra ngoài nắng chơi. Tôi hứa với mẹ sẽ ở nhà dọn dẹp nhà cửa và làm
hết bài tập. Mẹ vừa mới đi làm, tôi liền khóa cửa và rủ Vinh ra công viên chơi
(Vinh là bạn thân của tôi, chúng tôi chơi thân với nhau từ khi còn học mẫu giáo).
Hôm đó, hai đứa tôi lên kế hoạch sẽ đi thám hiểm ở công viên nên chúng tôi còn
mang theo đồ ăn trưa vì sợ đói bụng. Chúng tôi hăm hở lên đường. Từ nhà tôi đi
bộ ra công viên không xa lắm nên chỉ một lúc chúng tôi đến công viên. Quãng
đường khá xa nên đôi chân đã mỏi. Chúng tôi ngồi bệt xuống cỏ nghỉ một lúc.
Suốt cả ngày hôm đó, chúng tôi nô đùa, đuổi theo những chú bướm đang bay lượn
giữa những khóm hoa, chơi đuổi bắt quanh đồi. Thậm chí, chúng tôi còn chơi cả
đá bóng cùng bọn trẻ ở đấy. chúng tôi mải mê chơi, quên cả thời gian và mặc cho
ông mặt trời mùa hè đang chiếu những tia nắng thiêu cháy cả mặt đường. Mồ hôi
chảy dài trên mặt hai đứa, áo ướt đẫm nhưng vẫn không làm giảm nhiệt tình của
chúng tôi. Mãi đến lúc xế chiều, khi đã thám hiểm và chơi chán các trò ở công
viên chúng tôi mới nhận ra là đã muộn. Hai đứa cuống cuồng chạy về nhà. Đến lúc
này, tôi mới thấy lo lắng vì không nghe lời mẹ dặn. Mẹ về mà biết tôi đi chơi, chắc
chắn tôi sẽ bị ăn đòn. Tôi vội vàng lao vào nhà tắm, phải tắm gội trước khi mẹ về.
Nếu nhìn quần áo mình như thế này, mẹ sẽ biết mình đi chơi.
Nhưng tôi không thể ngờ, tối đó tôi bị sốt. Chắc do tại cả ngày bêu nắng, chiều
về lại tắm nên tôi bị ốm. Tôi sốt, nằm ly bì, người nóng hầm hập, cổ họng thì khô

đắng. Mỗi lần tôi mở mắt là mỗi lần tôi nhìn thấy bóng mẹ đang ngồi ở đầu giường.
Mẹ nhúng ướt khăn mặt đắp lên vầng trán nóng hổi của tôi. Nhìn khuôn mặt lo
lắng của mẹ, đôi mắt mẹ đầy lo âu tôi cảm thấy mẹ dường như đã già hơn thường
ngày. Lúc này, tôi chỉ mong mình khỏi ốm để kể chuyện cười cho mẹ nghe, để
được ôm mẹ vào lòng và nũng nịu với mẹ. Tôi định mở miệng nói xin lỗi mẹ
nhưng môi tôi khô khốc, cổ họng đắng nghét, tôi không nói ra lời, mẹ tưởng tôi
khát nước, mẹ đi lấy nước cam cho tôi uống. Lúc này, tôi thấy ân hận quá. Sao tôi
lại mải chơi khiến mẹ phải buồn lòng. Mẹ hỏi tôi có mệt không, có muốn ăn thứ gì
không. Như mọi khi là tôi có thể kể ra đủ thứ nhưng lúc này tôi chẳng muốn ăn gì
cả. Tôi chỉ thương mẹ. Mẹ đã phải xin nghỉ làm để chăm sóc tôi. Đến hôm thứ ba,
tôi khỏi bệnh.
Nhìn đôi mắt mẹ trũng sâu và thâm quầng, tôi thương mẹ quá. Tôi định nói lời
xin lỗi mẹ nhưng mẹ đã chặn lại, mẹ bảo: "Con đã nhận ra sai lầm của mình, mẹ
không mắng con nữa, con hãy nhớ đây là một bài học". Nghe mẹ nói, tôi bật khóc.
Mẹ ôm tôi vào lòng. Trong lòng mẹ, tôi thầm hứa sẽ không bao giờ nói dối mẹ,
luôn nghe lời mẹ. Tôi sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng. Tôi chỉ muốn nhìn thấy mẹ
vui.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư