alolo các ae đồng bào ơi giúp mình làm bài văn này cái
Viết 1 đoạn văn diễn dịch để chỉ ra các biểu hiện thiếu văn hóa trong trang phục
giúp xẽ thặng coin
Văn9
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cuộc sống ngày càng phát triển, yêu cầu về cái đẹp trong mắt con người lại càng được nâng cao hơn. Đẹp không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, nụ cười, hàm răng, mái tóc, mà còn cả ở trong cách ăn mặc, trong trang phục thường ngày, và cả trong lối sống, cách ứng xử, cách giao tiếp, văn hóa. Vậy trang phục và văn hóa liệu có mối tương quan nào với nhau trong xã hội ngày nay hay không?
Như cha ông ta ngày xưa từng khuyên dạy con cháu rằng: “Cái răng cái tóc là góc con người” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, đó chẳng phải là lời khuyên bảo, muốn con cháu chúng ta phải biết lựa chọn cách ăn mặc, cách ứng xử cho phù hợp hay sao? Một trang phục đẹp tôn lên không chỉ tôn lên thẩm mỹ của người mặc, mà còn giúp cho người đối diện có thể đánh giá được một phần nào đó văn hóa của một con người.
Trang phục vốn chỉ những thứ chúng ta mặc lên người mỗi ngày. Đó có thể là một chiếc váy, một bộ quần áo thể thao, một bộ quần áo dài, một chiếc mũ, một đôi giày, … Trang phục được sử dụng cho mục đích cao cả nhất là giúp con người bảo vệ thân thể của mình. Không những vậy, ngày nay, chọn trang phục phù hợp còn giúp thể hiện khả năng thẩm mĩ của người mặc. Những trang phục phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh thì được gọi là những trang phục đẹp. Trang phục đẹp sẽ tôn vinh lên con người cũng như tôn vinh phần nào đó lối sống, phong cách của con người đó. Còn về văn hóa, ta hiểu đó là bao hàm của cách sống, bao gồm nhiều mặt trong cuộc sống của con người, trong đó có trình độ học vấn, trang phục, lối sống, văn hóa ứng xử ... Văn hóa không chỉ thể hiện ở một khía cạnh mà nó còn mở rộng liên hệ tới nhiều vấn đề trong cuộc sống của một con người, và đôi khi còn liên quan tới cả khía cạnh tâm linh và tôn giáo nữa. Vậy nên, có thể nói, để đánh giá một con người, không chỉ dựa vào mức độ nhận thức, trình độ văn hóa mà còn cả khía cạnh ăn mặc, trang phục của người đó nữa.
Khi tiếp xúc với một người, ấn tượng đầu tiên chúng ta bắt gặp, để lại sâu sắc trong lòng chúng ta nhất phải nói tới trang phục. Một trang phục lịch sự, gọn gàng, bắt mắt sẽ giúp chúng ta để lại một thiện cảm không nhỏ trong mắt người đối diện. Từ đó có thể thấy rằng, trang phục cũng góp một phần không nhỏ tạo nên những dấu ấn đầu tiên đối với mỗi người. Tiếp xúc với một người khác, chúng ta không chỉ để ý đến thái độ, đến cảm xúc của người đó, ta cũng sẽ để ý đến trang phục. Nếu trang phục vừa toát lên thần thái, lại lịch sự, trang nhã, chắc hẳn hứng thú nói chuyện với người đó chẳng nhiều thêm một chút hay sao? Chúng ta cũng sẽ có những nhận xét rằng đó là một con người thân thiên và có văn hóa. Ngược lại, bắt gặp ở đối diện chúng ta một người với cách ăn mặc lố lăng, phản cảm, liệu chúng ta có thể đánh giá đó là một con người tốt đẹp được hay không?
Văn hóa và trang phục, đây là hai khía cạnh tưởng chừng như chẳng có chút liên quan nào trong cuộc sống của chúng ta, vậy mà chúng lại có những liên quan mật thiết mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Trang phục là người đồng hành của ta mỗi ngày, là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người khác. Cũng có thể, người ta sẽ đánh giá chúng ta qua cách mà chúng ta ăn mặc, cách chúng ta nói chuyện với người khác. Một trang phục có văn hóa là một trang phục không chỉ thể hiện tính thẩm mĩ của người mặc mà còn phải lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh cũng như độ tuổi của người mặc. Chúng ta không thể nói một học sinh ăn mặc theo phong cách của một người trưởng thành là văn hóa được dù học sinh đó la một người có giáo dục. Bởi lối ăn mặc đó không phù hợp với độ tuổi cũng như hoàn cảnh của thiếu niên. Vậy nên có thể nói rằng, trang phục cũng góp phần tạo nên một phần văn hóa trong cuộc sống mỗi ngày.
Thế nhưng, ở mỗi thời kì, trang phục được lựa chọn lại mang những yếu tố, những đặc điểm khác nhau, tùy theo văn hóa của mỗi thời đại. Nếu như áo tứ thân, áo bà ba ngày xưa được coi là những bộ trang phục không chỉ mang nét truyền thống mà còn thể hiện văn hóa khách quan của từng vùng miền. Mặc những bộ trang phục ấy, không chỉ tôn lên được vẻ đẹp trong phong tục mà còn toát lên được văn hóa trong lối ứng xử dù lúc ấy chúng ta còn chưa được văn minh, tân tiến như bây giờ. Ngày nay, xã hội phát triển, áo tứ thân, áo bà ba không còn là những trang phục phổ biến, chúng ta yêu cầu những bộ trang phục đẹp hơn, gọn gàng, thanh thoát và năng động hơn. Thế nhưng không phải vì thế mà thời trang của những trang phục phản cảm, thiếu tinh tế lên ngôi! Chúng ta tiếp nhận cái mới nhưng luôn phải lưu ý rằng thời trang, trang phục chúng ta mặc sẽ biểu thị cho văn hóa của chúng ta. Một chiếc áo dài vẫn sẽ là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Một dân tộc có văn hóa mới là một dân tộc mạnh được.
Thế nhưng, liệu chúng ta có thể nói rằng, quần áo, trang phục có thể nói lên hết được văn hóa của một con người hay không? Điều này có lẽ là không? Bởi vì văn hóa của một con người được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở trang phục, mà còn ở thái độ, cách sống, lối làm việc,… Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, thông qua cách ăn mặc mà chúng ta có thể đánh giá được rất nhiều từ ánh nhìn đầu tiên với một con người. Chúng ta không thể nói rằng, một người ăn mặc xấu thì luôn làm những việc không tốt được. Ăn mặc thể hiện văn hóa của người mặc, nhưng cũng đừng trở thành những kẻ chủ quan, “xem mặt mà bắt hình dong”, đánh giá thiếu chính xác về một con người. Có nhà bác học nào đó đã nói rằng: “Những thiên tài thường là những kẻ lập dị”, chính thế nên đôi khi chúng ta phải tiếp cận sâu một con người mới có thể hiểu hết được con người đó, chứ không nên chỉ đánh giá qua bề ngoài qua trang phục.
Trong dòng chảy lịch sử của thế giới, chúng ta đã gặp không ít những người có lối sống, phong cách sống hoàn toàn phù hợp với ấn tượng đầu tiên mà ta gặp khi nhìn người đó qua cách ăn mặc, trang phục. Chúng ta có thể nhận ra ngay Hồ Chí Minh vĩ đại, cả một đời cống hiến cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ ánh nhìn đầu tiên ta bắt gặp bộ quần áo kaki đã bạc, đã sờn, một sự giản dị đến mộc mạc, chân phương nhất của một vị Chủ tịch nước, ta đã cảm nhận được ở Bác một sự dung dị, một trí tuệ không tầm thường. Thế đó, chỉ bằng cách nhìn qua trang phục thôi, chúng ta có thể nhận ngay ra văn hóa của một người, sự thiện cảm cũng như lối sống của người đó. Ngược lại, chúng ta cũng có thể bắt gặp những con người mang trên mình những bộ cánh hàng hiệu, đắt đỏ hàng trăm hàng triệu đồng nhưng lại không nỡ bỏ ra vài chục ngàn cho một kẻ ăn xin nghèo đói. Chúng ta có thể bắt gặp những kẻ khoác trên người bộ lông thú sặc sỡ mà không biết được bao con vật đã bị chết, bị giết bởi sự thỏa mãn giàu sang của họ. Nhưng chúng ta không thể đoán biết được, như ông bà ta nói “Xem mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một con người. Chúng ta biết tới một cô ca sỹ người Mỹ - Lady Gaga, một kiểu người lập dị, không thể gây thiện cảm với lối ăn mặc khác người, đôi khi là phản cảm, khó ưa, thế nhưng đằng sau đó, ai biết cô là người đã bỏ hàng triệu đô để làm từ thiện, làm ơn cho người người nghèo đói, cho trẻ em vô gia cư. Thế đấy, trang phục phản ánh văn hóa của con người nhưng không phải là tất cả.
Để dung hòa văn hóa và trang phục tưởng chừng như vô cùng khó khăn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Chỉ một chút tinh tế thôi chúng ta đã có thể tạo nên cho mình một bộ trang phục đẹp, thể hiện tính cách, văn hóa của mình. Một học sinh thì nên sử dụng đồng phục làm trang phục chính của mình. Bởi đó không chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh mà còn phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh nữa. Ăn mặc đẹp không phải khoác lên người những bộ cánh hàng hiệu, bộ trang sức đắt tiền mà cái đẹp là từ trong lối sống, trong tâm hồn, và trong cách ứng xử. Chỉ cẩn trang phục đơn giản thôi cũng đã thể hiện văn hóa của học sinh rồi. Chúng ta cũng có thể thấy, các học sinh phổ thông với chiếc áo dài trắng tinh trong những buổi tới trường. Đó cũng là một trang phục đẹp, phù hợp và thể hiện văn hóa của họ. Trang phục đẹp tức là trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, với túi tiền của bản thân, không phải trang phục đắt tiền mới làm nên văn hóa của các bạn. Đừng trở thành nạn nhân của những xu hướng thời trang, và cũng đừng trở thành một kẻ lập dị, thiếu văn hóa, không có ý thức khi khoác lên mình những bộ trang phục dị hợm, xấu xí, phản cảm.
Muốn được ăn mặc đẹp, muốn trở nên sành điệu tinh tế trong mắt mọi người là điều mà ai cũng hướng tới. Nhưng cái đẹp trong cách ăn mặc, trong trang phục phải luôn đi kèm với văn hóa, phải kèm với sự lịch sự, ứng xử văn minh. Trang phục đẹp sẽ giúp tạo nên ấn tượng về văn hóa tốt. Vậy nên hãy trau dồi cho mình không chỉ khả năng về thời trang mà hãy trau dồi cả nhân cách tâm hồn, để trở thành người đẹp cả ngoại hình và cả tâm hồn nữa.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |