LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm của nhân vật chị Dậu. Lão Hạc. Viết đoạn cảm nhận về 2 nhân vật đó

2 trả lời
Hỏi chi tiết
859
0
0
Đặng Thu Trang
23/09/2020 18:07:02
+5đ tặng

Nhà văn Nam Cao chính là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất viết về số phận những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Những tác phẩm nổi bật của ông là: truyện ngắn Chí Phèo, truyện ngắn Đời thừa, truyện ngắn Đôi mắt, truyện ngắn Lão Hạc,...Truyện ngắn Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc về người nông dân của Nam Cao, được đăng báo lần đầu năm 1943. Cùng chủ đề viết về người nông dân với Nam Cao, còn có nhà văn Ngô Tất Tố với truyện ngắn Tắt đèn. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đời sống người nông dân sau cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Ở trong cả hai tác phẩm, nhân vật lão Hạc và chị Dậu đều để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng sâu sắc về số phận khổ sở của người nông dân và những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Đầu tiên, số phận của những người nông dân như chị Dậu và lão Hạc đều gồm: số phận nghèo khổ, bế tắc mòn mỏi trong xã hội cũ. Lão Hạc vì không có tiền mà không cưới được vợ cho con trai. Chẳng những thế, vì nghèo khổ mà lão Hạc đã phải đưa ra quyết định để dành tiền và mảnh đất đưa hết cho ông giáo lo ma chay cho mình và trông nom cho đến khi con trai lão trở về. Cuối cùng, sau bao tháng ngày nghèo khổ phải ăn củ rong, củ dáy, lão Hạc đã chọn đến cái chết. Cái chết của lão chính là để bảo toàn tài sản cho con trai chưa trở về của mình. Còn chị Dậu, cũng phải chịu cảnh đói kém mà còn nặng sưu thuế khổ sở vô cùng. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man. Thứ hai, ở lão Hạc và chị Dậu, chúng ta còn thấy được sự bế tắc trong cuộc sống của họ. Cái chết của lão Hạc chính là cái chết của sự bế tắc từ đói khổ, từ sự trừng phạt lương tâm mà lão dành cho mình. Hành động bán con, hay dám đứng lên đánh lại bọn cai lệ cũng chính là hành động của sự bế tắc bị dồn đến đường cùng của chị Dậu.

Về những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân, người đọc thấy được những phẩm chất chung ở hai nhân vật đó là: giàu tình yêu thương. Ở lão Hạc, vì yêu thương con mà lão Hạc đã dồn hết tình yêu thương lên kỷ vật của con trai là cậu Vàng. Đồng thời, cũng vì yêu thương cậu Vàng, lão Hạc đã cảm thấy đau đớn tột cùng khi phải bán nó đi. Tình yêu thương dành cho con trai, dành cho cậu Vàng của lão Hạc đều được biểu hiện bằng việc lo liệu bảo toàn tài sản cho con trai và chọn cái chết của lão Hạc. Còn ở chị Dậu, vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc.

Tóm lại, giá trị hiện thực của hai tác phẩm được biểu hiện bằng số phận khổ sở của những người nông dân. Đồng thời, người đọc cũng thấy được vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn của những người nông dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NguyễnNhư
31/07/2023 23:34:01
    Hai nhân vật lão Hạc và chị Dậu trong truyện ngắn " lão Hạc" và đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" đã thể hiện đặc sắc hình ảnh của người nông dân trong xã hội cũ. Họ đều sống trong cảnh bần cùng, bế tắc dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Lão Hạc không lo nổi hạnh phúc cho con, bất lức trước cuộc sống áo cơm đè nặng đã phải bán con chó Vàng thân thiết rồi tìm đến cái chết bi thảm. Còn chị Dậu nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh phải chạy vạy ngược xuôi để nộp sưu cho chồng. Rồi còn bị bọn tay sai hành hạ. Bọn chúng không tha cả người ốm nặng, cả đàn bà. Áp bức chị đến đường cùng phải vùng lên chống lại.Nhưng dù rơi và tình cảnh nào, ở những người nông dân ấy sáng lên vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Họ đều là những người có phẩm chất tót. Có lòng tận tuỵ hy sinh vì người thân. Lão hạc vì thương con mà chọn cái chết tự nguyện. Tình thương của lão âm thâm, mộc mạc mà sâu sắc. Còn chị Dậu vì thương chồng mới quật ngã bọn cai lệ để cứu chồng. Họ thật đáng quý. Ngày nay, cuộc sống đã khác, những người nông dân  được xã hội tôn vinh , họ đã có cho mình một cuộc đời tươi sáng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư