Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung (Nguyễn Huệ)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
899
1
1
Tú Uyên
25/09/2020 14:15:19
+5đ tặng
Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trước hết ông là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Tráng sĩ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.

Quả thực hình ảnh người anh hùng oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.Thật là đáng khâm phục ngưỡng mộ vua Quang Trung

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Tú Uyên
25/09/2020 14:15:58
+4đ tặng
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
2
1
Hà Minh Đức
25/09/2020 14:16:01
+3đ tặng

Hoàng Lê nhất thống chí - một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán đã ghi lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Ngô gia văn phái. Qua tác phẩm nó đã để lại trong người đọc một hình ảnh người con của Việt Nam - tài năng yêu quê hương đất nước, cống hiến cả cuộc đời cho nhân dân. Đó là Quang Trung - vị anh hùng của dân tộc người có công lớn trong việc đại phá quân Thanh. Đặc biệt qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14, Quang Trung hiện lên với một khí chất thật đẹp, tài chí trong mọi chiến lược.

 

Quang Trung một anh hùng có nhiều tài năng, nhưng trước hết phải kể đến tính mạnh mẽ quyết đoán mỗi lần ông hành động. Trong suốt đoạn trích ông xuất hiện với hình ảnh một con người có tính cách xông xáo, mọi quyết định đều nhanh gọn và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã kéo đến tận Thăng Long ông đã rất tức giận, đã họp các tướng sĩ, "định thân chinh cầm quân đi ngay". Rồi ông "tế cáo trời đất" lên ngôi vua, hạ lệnh xuất quân, chỉ trong vòng một tháng mà ông đã làm được bao nhiêu việc lớn.

 

Cùng với hành động quyết đoán, Quang Trung còn là con người có trí tuệ sáng suốt, rất nhạy bén trong mọi trường hợp. Ông có cái nhìn tổng quan về trận chiến, về thời cuộc ông lên ngôi với mục đích có thể " để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người". Ông phân tích tình hình quân địch, nhận định được thế lực hai bên để phán đoán trong từng bước đi của mình. Những tội ác của quân giặc đã được ông phơi bày ra để nhắc nhở nhân dân, rồi tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các tướng sĩ bằng những tấm gương quả cảm từ thời xa xưa như Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng.. Ông còn có cách thuyết phục những kẻ "mềm lòng" dễ thay lòng đổi dạ vừa mềm mà chặt. Ông đưa ra những lời khen chê, thưởng phạt đúng người đúng việc, ta thấy rõ điều đó qua trường hợp của Sở và Lân.

 

Có thể nói, ông là người có tầm nhìn xa trông rộng khi ông nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tính đánh đã có sẵn" rồi ông còn nhìn xa hơn khi nghĩ cách ngoại giao khi chiến tranh kết thúc để đất nước phục hồi lại, yên ổn, nuôi dưỡng phát triển để rồi sau này "ta có gì sợ chúng".

 

Vua Quang Trung là vị tướng cầm quân có tài thao lược hơn người với cách dùng binh như thần. Chúng ta không thể khỏi kinh ngạc trước sự chỉ huy và sự thần tốc của quân lính khi đi đánh giặc, trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông.

 

Trải qua cuộc hành quân dài, xa xôi chịu nhiều gian khổ nhưng dưới sự chỉ huy của Quang Trung cả đội quân đã chiến thắng quân địch một cách tuyệt đối bởi các chiến lược tài tình của ông. Vị vua tài năng hiện lên thật lẫm liệt khi ông cũng chính mình xông ra trận chiến, tiến công, cưỡi voi, xông pha trước những mũi tên của quân địch.

 

Dưới ngòi bút tài tình, điêu luyện của Ngô gia văn phái, người đọc đã cảm nhận được hình ảnh một ông vua lẫm liệt anh dũng đầy tài năng. Vua Quang Trung đã làm rạng danh dân tộc, đem lại bình an cho nhân dân và ông xứng đáng là một tượng đài bất tử trong lòng người dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo