Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
30/09/2020 22:00:55

Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết như sau

Bàn về thơ ,  nhà thơ Chế Lan Viên viết : " Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh " 
       Em hiểu ý kiến trên ntn ?  Bằng những hiểu pt về bài thơ ' Ánh trăng ' của Nguyễn Duy ,  liên hệ với bài thơ ' ông đồ ' của Vũ Đình Liên hãy lm sáng tỏ ý kiến trên . 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
850
1
0
Excellent
30/09/2020 22:02:38
+5đ tặng

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông đã có những tác phẩm hay, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Một trong những bài thơ tiêu biểu là “Ánh trăng”, bài thơ được sáng tác năm 1978. Bài thơ như một lời nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung qua một hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc.
Trước hết, Ánh trăng gợi lên trong lòng người đọc những kỉ niệm sâu sắc, ấm áp và nghĩa tình của người chiến sĩ.

“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến trang ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”.

Tuổi thơ êm đềm, hiền lành và bình dị gắn với đồng, sông, bể đã nuôi dưỡng tâm hồn của người chiến sĩ. Điệp từ “với” lặp lại 3 lần thể hiện sự gắn bó, liên hồi và da diết của cảm xúc, nhịp thơ. Vầng trăng đã trở thành tri kỉ, thành người bạn tâm tình, gần gũi gắn bó với tuổi thơ tươi đẹp, trong sáng. Cứ như thế, trăng theo nhịp bước người chiến sĩ lớn dần theo năm tháng, đến cả những nơi gian khổ, hiểm nguy nhất, là trong chiến tranh:

“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”.

Vầng trăng mang vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc nguyên thủy như vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho nhân vật trữ tình cảm nhận dường như sẽ không bao giờ có thể quên cái vầng trăng tri kỉ-tình nghĩa ấy. Vậy là vầng trăng không còn là vật vô tri vô giác mà đã trở thành người bạn, người đồng chí, đồng tình có linh hồn, nhịp đập và hơi thở riêng.
Nhưng vầng trăng không chỉ gắn liền với những kỉ niệm, không chỉ đẹp lung linh, tươi mới mà còn là lời nhắc nhở thầm kín của tác giả với người đọc về lối sống nghĩa tình, thủy chung.

“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện của gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”.

Cuộc sống thay đổi, con người cũng phải thay đổi mình để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại để theo kịp nhịp nhảy của thời đại, nhưng một điều đáng buồn là vầng trăng tri kỉ-tình nghĩa năm nào giờ không còn nữa mà đã trở thành người xa lạ, dửng dưng. Chính cuộc sống hiện đại, văn minh và những tiện nghi đã làm con người ta quên đi cái quá khứ khó nhọc mà anh hùng của mình, quên đi những gì bình dị, thiêng liêng nhất trong kí ức, đến nỗi giờ đây tất cả chỉ là người dưng nước lã, kẻ xa lạ, không quen biết. Một tình huống bất ngờ xảy ra và chính khoảnh khắc ấy đã làm nổi lên tất cả vấn đề mà nhà văn muốn gửi gắm:

“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”.

Từ láy “thình lình” xuất hiện ở đầu khổ thơ đã diễn tả tình huống mất điện đột ngột vào ban đêm. Ba động từ “vội, bật, tung” để tìm ánh sáng đặt liền nhau đã diễn tả sự khó chịu, bức bối và hành động khẩn trương đi tìm nguồn sáng của con người. Hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ và tự nhiên hiện ra giữa trời chiếu vào căn phòng tối om kia, vào khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng ấy. Từ láy “đột ngột” được lựa chọn rất đắt nhằm diễn tả một tình huống hết sức bất ngờ. khổ thơ giống như một nút thắt khơi gợi tâm trạng suy ngẫm cho người đọc:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì dưng dưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”.

Vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ dẫn đến sự đối mặt đầy xúc động. Ngửa mặt lên nhìn mặt diễn tả một động tác vừa trân trọng vừa thân mật. Điệp từ “mặt” xuất hiện hai lần trong một câu thơ nhấn mạnh sự giao cảm giữa trăng và người trong một tư thế tập trung, chú ý. Một cái nhìn trực diện và cảm xúc thiết tha dâng trào trong lòng nhà thơ, đó là cảm xúc về những kỉ niệm ấu thơ, những gì thân thiết, gần gũi êm đềm trong sáng mà bấy lâu dường như bị lu mờ, phai nhạt dưới ánh điện cửa gương. Hình ảnh vầng trăng gợi nhớ đến thiên nhiên, nơi con người đã đi qua, đã sống và gắn bó như máu thịt. Cảm xúc “rưng rưng” là cảm xúc nghẹn ngào, bồi hồi, xúc động như trực trào nước mắt của nhân vật trữ tình:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”.

Mạch cảm xúc suy tưởng của nhà thơ đã phát triển thành chiều sâu tư tưởng mang tính chất triết lí về trăng. Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, viên mãn, tròn đầy không bị phai nhạt. “ánh trăng im phăng phắc” là sự im lặng như tờ, không một lời trách cứ, mặc cho con người vô tình. Như vậy một cách hình tượng, nhà văn Nguyễn Duy muốn gửi đến thông điệp sắc về nhân sinh cho người đọc: con người có thể lãng quên quá khứ, thiên nhiên nghĩa tình nhưng vầng trăng, quá khứ luôn tròn đầy, viên mãn, rộng lượng, vị tha. Câu thơ có sự đối lập giữa trăng tròn vành vạnh và kẻ vô tình, giữa cái im lặng của trăng với sự giật mình, thức tỉnh của con người. Kết hợp với biện pháp nhân hóa, hình ảnh ẩn dụ và các từ láy “vành vạnh, phăng phắc” đã gợi lên chính xác sự tròn đầy của trăng, đồng thời gợi lên một không khí tĩnh lặng, đủ để xoáy sâu vào lòng người sự suy ngẫm, day dứt. Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lí của một con người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình của bản thân và sự nông nổi trong cách sống của mình, cái giật mình của sự ăn năn, tự trách tự thấy mình cần phải thay đổi không được phản bội quá khứ.
Lời thơ kết hợp tự sự với trữ tình. Hình ảnh thơ bình dị, hàm súc, giàu sức gợi và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng tất cả đã tạo nên một bài thơ hay, ám ảnh và giàu sức gợ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tú Uyên
30/09/2020 22:02:54
+4đ tặng

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau:

1. Giải thích, phân tích, bình luận quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)

a) (0,75 điểm)

– “Đưa ru” là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm, là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca.

– “Thức tỉnh” là làm cho con người “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người”, là tác động vào trí tuệ, nhận thức. Nói rộng ra là chất trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca.

b) (1,5 điểm)

Quan niệm “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” đặc biệt coi trọng vai trò nhận thức của thơ, nhấn mạnh vai trò to lớn của trí tuệ đối với sức mạnh và sự hấp dẫn của nghệ thuật thơ ca. Quan niệm của Chế Lan Viên, tuy thừa nhận đặc trưng cơ bản của thơ là ở tình cảm, ở những rung động tâm hồn (tấm lòng, tình thương, tiếng ru, “đưa ru”), nhưng nhấn mạnh thơ không hề đối lập với lí trí, trí tuệ và suy tưởng (“thức tỉnh”), nếu gạt bỏ trí tuệ ra khỏi thơ thì vô hình trang đã làm mất đi sức mạnh to lớn của nghệ thuật thơ ca. Chất trí tuệ không chỉ tham gia vào sự sáng tạo nghệ thuật như một yếu tố cơ bản mà còn tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng của thơ, làm giàu thơ ca bằng những phát hiện sâu sắc về chân lí đời sống, về con người và nghệ thuật, đem đến cho người đọc những “khoái cảm trí tuệ”.

c) (0,75 điểm)

Mối quan hệ giữa “đưa ru” và “thức tỉnh”:

– Ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí. Nếu chỉ có cảm xúc, chỉ “đưa ru” thì thơ có thể rơi vào tình trạng hời hợt, nông cạn. Ngược lại, nếu chỉ có trí tuệ, chỉ “thức tỉnh” thì thơ có thể sẽ dễ trở nên khô khan. Vì vậy, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: bằng cách khiến ta xúc động, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm.

– Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên. Đây cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại.

2. Lựa chọn và phân tích một số bài thơ để làm rõ quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)

– Cần phải lựa chọn được những bài thơ thích hợp. Không phải phân tích cả bài mà phải phân tích có định hướng, chỉ tập trung phân tích để làm sáng tỏ quan niệm thơ của Chế Lan Viên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo