Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt:
- Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu bảy chữ.
- Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.
- Nội dung tuyên ngôn Độc lập được thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam:
+ Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước là do trời định
+ Cảnh tỉnh kẻ thù xậm lược không được phép xâm phạm lãnh thổ đất nước
+ Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Nội dung biểu ý được biểu hiện qua bố cục:
+ Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước là do trời định
+ Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Nhận xét: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.
Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Ngoài biểu ý, “Sông núi nước Nam” còn có cả biểu cảm, đó là:
+ Niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc
+ Tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đó.
- Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà thể hiện một cách kín đáo
Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Qua các cụm từ: “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.
Luyện Tập
Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Không nói “Nam nhân cư (người Nam ở) mà nói “Nam đế cư” tại vì:
- Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
- Khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu để khẳng định đất nước có chủ quyền, có lãnh thổ, có bờ cõi riêng
Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Học thuộc lòng bài thơ
Bài giảng: Sông núi nước Nam - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Bản 2/ Soạn bài: Sông núi nước Nam (siêu ngắn)Bố cục
- Phần 1(Hai câu đầu): khẳng định chủ quyền lãnh thổ với thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa
- Phần 2(Hai câu cuối): lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ xâm lược làm trái chính nghĩa
Câu 1 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Nguyên văn bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt
- Đường luật (bốn câu, mỗi câu bảy chữ vần chữ cuối câu 1, 2, 3)
Câu 2 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bản Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm
- Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ gồm hai ý
+ khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam( 2 câu đầu)
+ kẻ thù không được xâm phạm( hai câu sau)
Câu 3 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục
+ hai cầu đầu khẳng định chủ quyền
+ hai câu sau kiên quyết bảo vệ chủ quyền
- Nhận xét : bố cục như thế rất rõ ràng và chặt chẽ, mạch ý tự nhiên
Câu 4 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Ở bài thơ dù thiên về biểu ý nhưng vẫn có sự bày tỏ cảm xúc ẩn kín bên trong
- Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp người đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy cảm xúc yêu ước mãnh liệt trong đó
Câu 5 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Qua các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng tinh thần bất khuất của dân tộc
Luyện tập
Bài 1 (trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Sở dĩ không nói nam nhân cư, mà nói nam đế cư, vì
+ Nói nam đế là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có đế được.
+ Hơn nữa, xưa kia các vui Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là đế, còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu vua chỉ được gọi là vương, vì thế nói Nam đế là một cách xem nước ta ngang hàng , có chủ quyền như nước Tàu vậy