Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Giúp mình các câu hỏi trừ đoạn văn với ạ. Pls cần nhanh

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.847
1
0
Elon Musk
08/10/2020 12:02:54
+5đ tặng
Câu 1: Em hãy chỉ ra dụng ý trong câu: Binh pháp dạy rằng: “quân thua chém tướng”
*Gợi ý:
- Quân thua: chỉ việc tướng Sở và Lân, Ngô Thì Nhậm bỏ Bắc Hà và Thăng Long cho quân Thanh mà không đánh 1 trận.
- Chém tướng: phải chịu hình phạt nghiêm khắc để đền tội.
Câu 2: Nêu nội dung của lời phủ dụ? Lời phủ dụ ấy có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm lúc bấy giờ?
*Gợi ý:
- Nội dung của lời phủ dụ:
 Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
 Vạch trần dã tâm xâm lược và tố cáo tội ác của quân Thanh với dân ta
 Nêu cao truyền thống yêu nước bằng những tấm gương trung thần nghĩa sĩ đã chiến đấu quả cảm, chống ngoại xâm của ông cha ta từ ngàn đời.
 Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực, yêu nước chống giặc.
 Đưa ra kỉ luật nghiêm minh
- Ý nghĩa:
 Động viên, khích lệ to lớn đối với quân sĩ lúc bấy giờ.
 Là sức mạnh, động lực, thúc đẩy tinh thần quân sĩ trong thời điểm quan trọng
 Tài cầm quân, thao lược như thần của Quang Trung
 Tầm nhìn xa trông rộng, trí dũng song toàn của vua Quang Trung.
Câu 3: Khi chạy trốn, vua Lê Chiêu Thống đã được người thổ hào giúp đỡ. Nhận ra vua, người thổ hào “bất giác rơi lệ”. Hãy lí giải vì sao lúc này người thổ hào lại khóc?
*Gợi ý:
Người thổ hào “bất giác rơi lệ” vì:
- Thương cho cảnh ngộ của vua Lê, xót xa cho một vương triều bị sụp đổ.
- Đau đớn, nuối tiếc, hổ thẹn cho vị thế của một bậc quân vương nay phải chạy trốn.
Câu 4: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
*Gợi ý:
– Tất cả đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại khác nhau:
+ Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hả hê sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
+ Đoạn văn dưới nhịp điệu chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi nhà Lê… Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
– Vì các tác giả đều là những cựu thần của nhà Lê, nên không thể không có sự thương xót, ngậm ngùi cho tình cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống. Đấy là điều tạo nên sự khác biệt trong thái độ và cách miêu tả hai cuộc tháo chạy.
Câu 5: Vì sao các tác giả là những người thuộc triều đình phong kiến nhà Lê mà vẫn xây dựng hình tượng đẹp về vua Quang Trung?
*Gợi ý:
- Các tác giả là những người cầm bút có lương tri,có ý thức tôn trọng sự thật lịch sử.Sống giữa những biến động của thời đại,họ nhận thấy rõ sự thối nát,hèn kém của vua Lê chúa Trịnh,đồng thời cũng không thể phủ nhận được công lao cũng như tài năng của người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ.
- Các tác giả là những người tiến bộ,họ đã vượt lên khỏi định kiến giai cấp,vượt ra khỏi chỗ đứng giai cấp để phản ánh về Quang Trung-Nguyễn Huệ
- Các tác giả là những người yêu nước,họ tự hào về chiến thắng vĩ đại của dân tộc,không thể không nhắc tới Quang Trung,là linh hồn và tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu.
Câu 6: Đọc đoạn trích “ Quân Thanh sang……không nói trước”
a. Những lời trên Quang Trung nói ở đâu?
b. Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?
c. Đọc đến hai câu cuối, em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học cổ? do ai viết? mục đích viết?
d. Nội dung đoạn văn gồm mấy ý chính? Đó là những ý gì?
Gợi ý :
a. Đó là lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An
b. Đoạn văn trên giống thể loại Hịch trong văn học cổ
c. Hai câu cuối khiến ta liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn.Mục đích viết : kêu gọi quân sĩ học tập "Binh thư yếu lược" để đánh giặc Nguyên- Mông
d. Nội dung gồm 5 ý chính :
- Xác định chủ quyền độc lập của ta
- Nêu tội ác và âm mưu của người phương Bắc với dân tộc ta.
- Nêu truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta
- Âm mưu chiếm nước ta của nhà Thanh
- Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành với vua Quang Trung
Câu 7: Trong hồi thứ 14 có đoạn viết “ …Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván….máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”
a. Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên?
b. Đoạn trích trên cho em hiểu gì về người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ?
Gợi ý:
a. Nghệ thuật đặc sắc : Trần thuật theo diễn biến sự việc; trần thuật xen lẫn miêu tả: tả việc làm -tả hình ảnh Quang Trung, tả quân sĩ Quang Trung, tả quân Thanh, tả không gian chung của trận đánh
b. Đoạn trích cho ta hiểu:
- Nguyễn Huệ là người có tài thao lược, sáng tạo ra phương tiện độc đáo để chiến đấu
- Là vị tướng có tài tổ chức trận đánh: bố trí quân lính, lúc thì sử dụng binh khí, lúc thì đánh giáp lá cà
- Quang Trung không những là một vị tướng có tài mà còn là một người anh hùng trực tiếp xông pha chiến trận từ lúc bắt đầu trận đánh cho đến khi trận đánh kết thúc
Câu 8: Cuộc hội ngộ giữa vua Quang Trung và Nguyễn Thiếp diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Nhận xét thái độ của Quang Trung trong cuộc trò chuyện với Nguyễn Thiếp?
* Gợi ý:
- Cuộc hội ngộ giữa vua Quang Trung và Nguyễn Thiếp diễn ra trên đường hành quân thần tốc ra Bắc.
- Thái độ của Quang Trung trong cuộc trò chuyện với Nguyễn Thiếp:
+ Trân trọng bậc hiền tài, sự cầu thị và tín nhiệm với bề tôi
+ Cho thấy con mắt “nhìn xa trông rộng”
+ Tôn trọng bề tôi, lắng nghe, hỏi ý kiến không tự quyết định.
Câu 9: Cho đoạn văn:
“Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân…
…Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác”
(Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái)
a. Tại sao vua Quang Trung lại chọn thời điểm tối 30 Tết để tiến đánh vào Thăng Long? Điều đó đã thể hiện vẻ đẹp gì của nhân vật?
b. Trong lịch sử nước ta, kinh nghiệm đó cũng đã được áp dụng trong một trận đánh khác. Em hãy cho biết đó là sự kiện lịch sử nào?
Gợi ý
a. Tiến đánh vào thời điểm 30 Tết vì:
- Quân giặc có tâm lí chủ quan, không lo phòng bị vì mải ăn Tết
- Là yếu tố bất ngờ khiến giặc không kịp trở tay
- Góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng
-> Quyết định đó đã thể hiện trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của vua Quang Trung và tài thao lược hơn người.
b. Cuộc nổi dậy và tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).
Câu 10: Cho đoạn văn:
“Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
a. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
b. Những lời lẽ trên của vua Quang Trung sẽ tác động như thế nào đến binh lính?
c. Tìm biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng?
Gợi ý
a. Nội dung chính của đoạn văn:
+tố cáo tội ác của quân giặc
+vạch trần âm mưu xâm lược
+nhận định thời cơ khởi nghĩa đã chin muồi.
b. Những lời lẽ trên của vua Quang Trung đã tác động đến binh lính cả về nhận thức và tình cảm
+ Nhận thức được nguy cơ mất nước, nhiệm vụ bảo vệ giang sơn của người lính
+ Khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệtinh thần yêu nước.
c. Biện pháp tu từ liệt kê “cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”
- Tác dụng:
+tố cáo tội ác quân giặc
+thể hiện lòng căm thù giặc của vua Quang Trung
+Khích lệ tinh thần yêu nước của binh lính.
Câu 11: Cho đoạn văn: “…Các ngươi đều là những kẻ có lương tri…nói trước”.
a. Đây là lời nói của ai? với ai? Trong hoàn cảnh nào?
b. Em hiểu như thế nào là “ăn ở hai lòng”? Từ đó em hiểu gì về mục đích của người nói và tính cách của họ?
Gợi ý
a. Đây là lời nói của vua Quang Trung với các quân sĩ, trong lời phủ dụ, duyệt binh lớn ở Nghệ An, ngày 29 tháng Chạp.
b. – “ăn ở hai lòng”: phản bội, phản trắc, bán nước
->Mục đích: nhằm răn đe, ra kỉ luật nghiêm minh
Câu 12:Cho đoạn văn: “…Lần này, ta thân hành cầm quân…Ngô Thì Nhậm”.
a. Đây là lời nói của ai? với ai? Trong hoàn cảnh nào?
b. Vì sao nhất thiết phải dùng Ngô Thì Nhậm làm nhà ngoại giao sau này? Điều đó cho thấy phẩm chất gì của người lãnh đạo?
c. Lời khẳng định cho thấy tính cách và những nét đẹp nào của người cầm quân?
Gợi ý
a. Đây là lời nói của vua Quang Trung với Nguyễn Thiếp, khi ông gặp Nguyễn Thiếp hỏi kế hoạch dự định tấn công ra Thăng Long của mình.
b. Vì Ngô Thì Nhậm là người tài giỏi, khéo léo, linh hoạt và có tài ăn nói.
-> Cho thấy vua Quang Trung là vị vua biết cách dùng bề tôi, trọng người tài, sáng suốt.
c. Phẩm chất của người lãnh đạo:
- Sáng suốt tính trước khi dùng bề tôi
- Nhận định chính xác tình hình ta và địch
- Mạnh mẽ quyết đoán
- Có tầm nhìn xa trông rộng
- Lo cho đất nước, thương dân, không muốn chiến tranh kéo dài
Câu 13: Cho đoạn văn: “…Tôn Sĩ Nghị ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…không chạy được”.
a. Nhận xét về giọng điệu của đoạn văn trên? Qua giọng điệu đó, em có cảm nhận gì về tâm trạng và cảm hứng của người viết?
b. Đoạn văn trên cho thấy bản chất của Tôn Sĩ Nghị như thế nào?
Gợi ý
a. – Giọng điệu nhanh, gấp gáp, hối hả.
- Tác giả tả khách quan hành động của quân tướng nhà Thanh nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, thích thú, không giấu nổi niềm vui, sự phấn khởi, niềm tự hào của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
- Cảm hứng của người viết : cảm hứng chiến thắng, yêu nước và tự hào dân tộc.
b. Tôn Sĩ Nghị là tên tướng vốn kiêu căng nay lại hèn nhát, bất tài…
Câu 14:“Gặp Nghị ở biên giới, Lê Chiêu Thống oán giận chảy nước mắt còn Nghị thấy xấu hổ”.Hãy nhận xét về thái độ mỗi nhân vật. Tại sao các nhân vật này lại có thái độ như vậy?
* Gợi ý:
- Lê Chiêu Thống oán giận :
+ Bất tài vô dụng, bạc nhược
+ tham quyền cố vị
+ nhục nhã, hổ thẹn vì thảm bại theo Tôn Sĩ Nghị.
- Tôn Sĩ Nghị :
+ xấu hổ vì đã trót huênh hoang, khoe khoang, coi thường đạo quân của vua Quang Trung.
+ hổ thẹnvì đạo quân lớn mà thất bại thảm hại
+ bản chất hèn hạ, bất tài, tham sống sợ chết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo