LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể câu chuyện cười về người nước ngoài học Tiếng Việt Nam

Kể câu chuyện cừoi về người nước ngoài học Tiếng Việt Nam

1 trả lời
Hỏi chi tiết
163
1
0
Elon Musk
10/10/2020 19:34:23
+5đ tặng

Về nhà nghỉ hè sau một năm làm trợ giảng môn tiếng Việt ở trường Đại học Mahasarakham (Thái Lan), cô Minh Hiếu đã “giắt túi” được một “lô” những câu chuyện dở khóc dở cười của người nước ngoài.

Cô kể,các sinh viên khi được cô giáo đề xuất tự chọn bản thân một cái tên Việt thì đã có nam sinh lấy tên Mỹ Xuân. Số là "cậu Mỹ Xuân "vào các trang mạng Việt Nam đọc báo, thấy ảnh minh họa một cô gái đội vương miện rồi lại thấy mấy con số 10.000 USD trong các bài viết. Chưa rành tiếng Việt lắm nên cậu chắc mẩm đây là một hoa hậu rất thành công và có thu nhập cao nên lấy làm hâm mộ và “chộp” luôn cái tên của cô gái đó làm tên tiếng Việt cho mình.

 

Tên tiếng Việt sao mới ý nghĩa?

Lại có một cậu sinh viên khác, vốn rất chăm chú trong các giờ học, về nhà cũng rất chịu khó tìm tòi nghiên cứu. Trong buổi chọn tên, cậu đi lên và dõng dạc trình bày: “Tên tiếng Việt của em là Phật Thủ”. Lúc ấy cô bật cười khi cậu học trò người nước ngoài lấy tên một loại quả người ta dùng cúng trên bàn thờ để đặt tên Việt cho mình.

Quả thật, ngay cả chọn một cái tên Việt cho mình mà các sinh viên nước ngoài này đã gặp khó khăn như vậy. Huống chi họ phải theo học ngôn ngữ này suốt 4 năm đại học, những sinh viên này thật can đảm!

Edu2Review 2. Mẩu chuyện thứ hai

Một cô giáo khác - Thu Hà kể chuyện về những học sinh lớn tuổi người nước ngoài mà cô dạy kèm tiếng Việt:

“Chú John - học sinh người nước ngoài này sang Việt Nam làm việc đã 2 năm và mới tổ chức lễ cưới với một cô dâu Việt. Sau bài học về đại từ nhân xưng, chú rất thích thú và nhập tâm. Nhưng đến buổi hôm sau, chú đã thắc mắc, hỏi cô ngay khi vừa vào lớp: “Cháu nói, với người ít hơn mình nhiều tuổi thì là xưng chú – cháu đúng không? Sao chú gọi vợ chú là cháu thì cô ấy lại giận nhỉ ?”.

 

Phương pháp dạy của cô Hà là áp dụng thực tiễn

Có buổi khác, Hà dạy chú John cách đi chợ, mua hàng và trả giá. Lúc học xong, hai chú cháu ra chợ để thực hành. Chú nhớ bài cực nhanh cũng như lúc trả giá rất biểu cảm, kiểu như: “Đắt quá”; “Bao nhiêu tất cả”… Khi trả giá xong, cô bán hàng đưa túi hoa quả thì chú cầm vội lấy, nói: “Tốt quá” rồi hí hửng đi luôn mà quên trả tiền. Cô bán hàng ớ ra, nói với theo: “Money money” thì chú John quay lại xin lỗi rối rít.

Cô Thu Hà cho biết, phương pháp dạy cho người nước ngoài là dạy những gì gần gũi hơn là áp dụng theo sách vở, tuy dễ mà lại khó. Dễ vì họ thường chủ động và áp dụng nhanh, lại rất kiên trì. Còn khó là những tình huống dở khóc dở cười như trên xảy ra không hề ít.

Edu2Review 3. Mẩu chuyện thứ ba

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu, trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh.

Đề thi ra như sau: “Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”. Đọc xong đề, anh chàng sinh viên người nước ngoài này khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

 

Tra từ điển và suy nghĩ, chàng trai Hungary liệu có giải thích đúng?

“Gió đưa (được) cành trúc” thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão. Với từ “la” anh phân vân giữa hai cách hiểu: Một là “la” là sự kết hợp giữ lừa và ngựa, hai là “la” anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng, và anh đã chọn cách hiểu này. “Đà” là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. “Thiên mụ”: Đàn bà trời – ý hẳn là vợ trời. “Thọ” : Nhiều lần (lâu).

Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ: “Trời nổi cơn bão lớn/ Lao xuống tà vẹt đường/Vợ trời đánh một tiếng chuông/ Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần” ( oh my God ). Cách nghĩ này của chàng trai Hungary lạ và vô cùng sáng tạo. Chúng ta là người Việt đôi khi còn chưa hiểu hết một câu ca dạo, thành ngữ, huống gì người nước ngoài.

Người Việt đôi khi còn không trải hết sự phong phú của tiếng Việt, vậy mà những người nước ngoài trên đã rất nỗ lực để tiếp thu. Mặc dù gặp phải rất nhiều tình huống"cười ra nước mắt", nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng: người nước ngoài nếu tập trung học và nói tiếng Việt không hề kém cạnh bất kỳ người Việt nào!

Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư