Cai lệ là viên chỉ huy một tốp lính lệ (lính phục vụ, hầu hạ nơi quan nha). Đây là viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội của chế độ thực dân phong kiến. Vối chức danh ấy, cai lệ hoàn toàn chỉ là một công cụ, tay sai không hơn không kém. Nhưng đây lại là một công cụ chuyên dụng, một công cụ bằng sắt.
Dù là một tên tay sai mạt hạng hắn cũng có quyền đánh trói người vô tội vạ bởi hắn đại diện cho “nhà nước”, cái nhà nước phong kiến – thực dân tàn bạo chà đạp lên quyền sống của ngưòi nông dân. Thực tế ấy được bộc lộ qua lòi cay đắng của anh Dậu: “Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội”.
Chỉ trong một đoạn trích ngắn ngủi, Ngô Tất Tố đã xây dựng được một hình tượng nhân vật cai lệ rất điển hình với tính cách đậm nét và nhất quán. Những chi tiết miêu tả hành động của hắn “sầm sập tiến vào”; “trợn ngược hai mắt”; “đùng đùng giật phắt cái thừng”; “bịch luôn vào ngực chị Dậu”; “Sấn đến để tóm anh Dậu”; “Tát vào mặt chị Dậu đánh bốp”… cùng thống nhất thể hiện bản chất lỗ mãng, hung hăng, độc ác của hắn. Khi bản chất ấy lộ ra, người ta không còn ngạc nhiên khi thấy tên cai lệ này dưòng như không nghe được tiếng nói con người, không mảy may đếm xỉa đến lời van xin, giãi bày của chị Dậu, và cũng không nói được tiếng ngươi, chỉ thấy hắn “quát”, “thét”, “hầm hè”, “nham nhảm”.
Tác giả đã để chị Dậu đối đáp với cai lệ một vài câu và chỉ qua ngần ấy câu thôi, sự lỗ mãng, thô bạo của cai lệ một lần nữa được khẳng định. Lời giãi bày của chị Dậu càng lễ phép, có lí, có tình bao nhiêu thì lời đáp của cai lệ càng thô tục, hung hãn bấy nhiêu: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”; “Nếu không có tiền nộp SƯU cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!”.
Với tên tay sai mẫn cán, đắc lực của giai cấp thông trị này, lòng trắc ẩn là một khái niệm không tồn tại. Hắn sẵn sàng thẳng tay đánh một người phụ nữ, sẵn sàng bắt trói một ngưòi ốm nặng đến độ không còn sức chống cự, thậm chí đến mạng sống cũng còn khó giữ. Hắn sẵn sàng dỡ nhà, cắm đất, đẩy một gia đình tới bước đưòng cùng chỉ nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, từ ngôn ngữ, cử chỉ đến hành động bủa cai lệ đều thể hiện một bản chất tàn bạo, phi nhân tính của hắn.
Đồng thời, như trên đã nói, cai lệ hành động vối tư cách là ngưòi thừa hành công vụ, là người nhà nước, do đó, hắn chính là đại diện tiêu biểu cho chê độ ấy. Bản chất tàn bạo của hắn cũng chính là bản chất tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến. Xét ở bình diện này, nhân vật cai lệ đã có một ý nghĩa khái quát hoá cao, là hiện thân sinh động của giai cấp thống trị nói chung, hệ thông địa chủ – cưòng hào ác bá ở nông thôn Việt Nam nói riêng lúc bấy giờ.