Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ Sông núi nước Nam, tại sao người ta lại chọn chữ "Đế" thay cho chữ "Vương"

Trong bài thơ Sông núi nước Nam, tại sao người ta lại chọn chữ " Đế" thay cho chữ "Vương"
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
348
1
0
Phonggg
13/10/2020 19:58:00
+5đ tặng
Ý tưởng ấy nằm ngay ở câu đầu “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”, trong đó linh hồn của câu (và của cả bài) chính là chữ “Đế” mà tất cả các bản dịch đều chuyển thành “vua”  (“Nước Nam Việt có vua Nam Việt”, “Non sông nước Nam vua Nam coi”, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”…)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phonggg
13/10/2020 19:58:22
+4đ tặng

Xuất phát từ thế giới quan coi Trung Hoa là trung tâm thiên hạ, vua các triều đại phong kiến nước này (kể từ Tần Thủy Hoàng) đều lên ngôi Hoàng đế để khẳng định ngôi vị độc tôn bá chủ thiên hạ của mình, với sứ mệnh cai trị các dân tộc ở bốn phương xung quanh được coi là “Man-Rợ-Di-Địch”.

Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận.

2
0
Phonggg
13/10/2020 19:58:51
+3đ tặng

Như vậy, bài thơ đó cần dịch nghĩa là:

"Non sông nước Nam do Hoàng đế nước Nam ngự trị
Sách trời đã định rõ như vậy
Sao bọn giặc man rợ kia lại dám sang xâm phạm?
Chúng bay nhất định không thoát khỏi bại vong".

Theo đó, khi dịch “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” thành “Sông núi nước Nam vua Nam ở” sẽ làm yếu hẳn cái ý tưởng vĩ đại của bài thơ:  nền độc lập mà “vua Nam” khẳng định vẫn chưa thoát khỏi mối quan hệ “bá chủ-chư hầu” (vì “vua Nam” vẫn có thể độc lập với ngôi vị “Vương” do Hoàng đế Tàu phong cho!).

2
0
Phonggg
13/10/2020 19:59:07
+2đ tặng
Chỉ khi nào giữ nguyên được “Nam Đế” (để đối sánh với “Bắc Đế”) thì cái quan hệ đó mới bị đập tan, để nhường chỗ cho quan hệ ngang hàng giữa Hoàng đế phương Bắc với Hoàng đế phương Nam. Bởi thế, dù dịch thơ theo cách nào cũng cần giữ nguyên chữ “Đế” hoặc giữ nguyên cả “Nam Đế”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo