Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chú cừu Dolly trong khoa học kĩ thuật (trong sinh học)

​thuyết minh đoạn ngắn
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.850
1
1
Hà Thanh
27/11/2017 18:29:49
15 năm trước đây thế giới đã biết tin về sự xuất hiện động vật có vú đầu tiên trên thế giới được nhân bản vô tính - cừu Dolly. Động vật có vú sinh ra theo cách thông thường như kết quả của sinh sản tự nhiên, kết hợp các gen của người cha và người mẹ. Còn Dolly thì đã được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái, do đó chỉ thừa hưởng thông tin gen từ một con cừu tham gia cuộc thí nghiệm. Chú cừu Dolly đã cấp thông tin cho nhiều nhà khoa học trên thế giới để họ tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm dài. Tuy nhiên, Dolly được chẩn đoán bị viêm xương khớp khi chú 5 tuổi, và đã chết ở tuổi thứ 6 do bệnh phổi tiến triển. Dolly là nhân vật chính của nhiều cuốn sách và bộ phim khoa học nổi tiếng. Số phận của đa số động vật nhân bản vô danh không được biết. Dù sao, chúng đã phục vụ mục đích bảo đảm tiến bộ khoa học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Bông
27/11/2017 18:32:55
Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản)(5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Viện Roslinở Edinburgh, Scotland. Nó là con cừu thuộc giống cừu Dorset Phần Lan.
Dolly là động vật có vú được nhân bản vô tính đầu tiên và được tạo ra từ tế bào soma đã pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ Dolly Parton, nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng có bộ ngực đồ sộ
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
27/11/2017 18:52:51

Dolly là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài của Viện Roslin dưới sự tài trợ của Chính phủ Anh. Việc tạo Dolly sử dụng công nghệ Retrovirus gene của một con cừu 6 tuổi, tương đương với tuổi của con cừu Finn Dorset khi được dùng để nhân bản. Cơ sở của ý kiến này là việc phát hiện ra rằng telomere (đoạn cuối của ADN) của Dolly rất ngắn, mà điều này được coi như kết quả của quá trình lão hóa.

0
0
Fan cuồng Barcelona
27/11/2017 20:23:17
Chú cừu Dolly đã cấp thông tin cho nhiều nhà khoa học trên thế giới để họ tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm dài. Dolly là nhân vật chính của nhiều cuốn sách và bộ phim khoa học nổi tiếng. Số phận của đa số động vật nhân bản vô danh không được biết. Dù sao, họ đã phục vụ mục đích bảo đảm tiến bộ khoa học.

Đây là một trong những nguyên nhân tại sao các nhà khoa học coi việc nhân bản người là công nghệ nguy hiểm và không phù hợp với quan điểm đạo đức. Giáo sư Tarantul giải thích thêm, không ai có thể đảm bảo rằng, người nhân bản vô tính sẽ không có khuyết tật lớn.

Nhiều nhà khoa học lo ngại rằng, nếu bãi bỏ lệnh cấm nhân bản người, thì sẻ có những trường hợp lạm dụng công nghệ này, dù nó đắt tiền như thế nào đi nữa. Giáo Hội cũng chống lại công nghệ nhân bản vô tính người.

Nuôi cấy mô hay cơ quan không gây nhiều tranh cãi như vậy. Công nghệ tế bào này được gọi là điều trị nhân bản giúp chữa trị một số bệnh, ví dụ, khôi phục lại các tế bào tim sau cơn nhồi máu. Công nghệ nhân bản này có triển vọng lớn. Sau đây là ý kiến của chuyên viên Boris Rezhabek, Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển Trí quyển: “Thành lập các ngân hàng tế bào gốc không phải là một ý tưởng ngu ngốc, từ đó sẽ có thể nuôi cấy gan, tim và thận. Khả năng cấy ghép các cơ quan này không chỉ được chứng minh mà còn đi vào thực tiễn”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư