LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận về cảnh thiên nhiên ở đầu và cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Viết đoạn văn cảm nhận về cảnh thiên nhiên ở đầu và cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.951
6
0
Đỗ Chí Dũng
18/10/2020 20:30:16
+5đ tặng

  Sáu câu đầu đoạn trích ” Kiều ở lầu ngưng bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ”khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được  hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ”bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngộp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ”mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Sáng và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối khiến nàng cảm thấy bẽ bàng:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Nhà thơ dùng từ "bẽ bàng" để diễn nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, buồn vì cảnh hoang vắng, buồn vì mối tình đầu dang dở khiến lòng như bị xé : “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Như vậy từ cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, sáu câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc tâm trạng cô đơn vô vọng của Thúy Kiều.

 


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Đỗ Chí Dũng
18/10/2020 20:30:39
+4đ tặng
1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du (khái quát về đặc điểm tiểu sử, con người, sự nghiệp sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về "Truyện Kiều" (hoàn cảnh ra đời, khái quát những nét chính về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm,...)
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (vị trí đoạn trích, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)


2. Thân bài

a. Cảnh ngộ và nỗi niềm tâm sự đau thương của Thúy Kiều
- "Khóa xuân": nói đến tình cảnh đang bị giam lỏng, khóa chặt và chôn vùi tuổi trẻ của Thúy Kiều.


- Không gian, cảnh sắc hoang vắng, lạnh lẽo - dãy núi ở xa, bốn bề không gian mênh mông, rộng lớn, những cồn cát tiếp những bụi hồng trải dài ra xa.
- Nghệ thuật tương phản, đối lập "non xa" - "trăng gần" cùng việc sử dụng từ láy "bát ngát" làm cho không gian như càng thêm mênh mông, rộng lớn
- Trước không gian mênh mông, rộng lớn ấy, trong Thúy Kiều ùa về bao nỗi niềm đau thương cho cảnh ngộ, số phận của mình.

b. Nỗi nhớ Kim Trọng và nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều

* Nỗi nhớ thương chàng Kim
- "Tưởng": Thúy Kiều đang hồi tưởng, tưởng tượng và nhớ lại những ngày tháng hẹn thề, hạnh phúc cùng chàng Kim
+ Nhớ tới cảnh nàng cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng.
+ Nghĩ tới hình ảnh Kim Trọng đang ngày đêm ngóng chờ tin tức của mình.
- Nàng bỗng giật mình xót thương cho cảnh ngộ của mình ở hiện tại: Động từ "gột rửa" đã cho chúng ta thấy cho thấy nỗi đau đến tột cùng của Thúy Kiều khi danh dự, phẩm giá của nàng đã bị hoen ố

* Nỗi nhớ thương cha mẹ của Thúy Kiều
- Động từ "xót": Kiều xót xa biết bao khi cha mẹ đã già mà vẫn phải ngày đêm tựa cửa ngóng chờ tin con.
- Sử dụng thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh" và điển tích "Sân Lai" tác giả đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ và nỗi lo lắng của nàng.
→ Nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Thúy Kiều thêm một lần nữa cho chúng ta thấy Kiều là một người tình thủy chung và là một người con hiếu thảo.

b. Nỗi niềm tâm trạng của Thúy Kiều qua cách nhìn cảnh vật, thiên nhiên
- Điệp từ "buồn trông" được tác giả nhắc lại bốn lần như khắc sâu và làm bật nổi thêm nỗi niềm tâm trạng của Thúy Kiều
- Sử dụng hàng loạt hình ảnh thiên nhiên gợi lên nỗi niềm thân phận của Thúy Kiều:
+ Hình ảnh "thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa" gợi lên một hành trình lưu lạc nay đây, mai đó không có bến bờ.
+ Hình ảnh "ngọn nước mới sa", "hoa trôi man mác" gợi lên sự nhỏ bé, vô định giữa dòng đời nổi trôi, tấp nập.+ Hình ảnh "nội cỏ rầu rầu" gợi nên cuộc sống vô vọng, buồn tủi kéo dài từ ngày này qua ngày khác.
+ Hình ảnh "gió cuốn mặt duềnh" cùng âm thanh "ầm ầm" của tiếng sóng dường như đã là một sự dự báo trước cho tương lai, số phận của Thúy Kiều với biết bao khó khăn, sóng gió ở phía trước.


3. Kết bài

Khái quát về những đặc sắc trong giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn trích và nêu cảm nhận của bản thân.

0
0
Vương Nguyệt Như
19/10/2020 21:04:50
+3đ tặng
     Đây chỉ là dàn bài nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư