Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích câu ca dao sau

Viết đoạn văn phân tích câu ca dao sau:
    Cậu cai nón dấu long gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
   Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
835
0
1
Ngố Liên
25/10/2020 18:19:45
+5đ tặng

- Miêu tả chận dung anh chàng cai lệ – kẻ đứng đầu đám lính canh gác ở phủ, huyện thời xưa. 

+ Vẻ bề ngoài nhố nhăng của cậu cai:

~ Đầu đội nón dấu lông gà => chứng tỏ cậu cai là lính

~ Ngón tay đeo nhẫn diễn tả tính thích phô trương và lẳng lơ của cậu. 

+ Sự thật đằng sau:

~ Quan phủ, quan huyện sai việc vặt ( với cậu là dịp may phô trương "quyền thế")

~ Nhưng không có gì ra hồn để thị oai

~ Vất vả ngược xuôi để xoay sở cho đủ bộ 

 

=> Nói lên thân phận tạm bợ ấy tự nó đã nói lên cái thân phận bé mọn đến thảm hại của kẻ đầy tớ chôn công đường. 

==> Đang cố khoe mẽ, vênh váo, cáo mượn oai hùm để bắt nạt người dẫn nghèo thấp cổ bé họng.

Kết lại: Bức biếm họa bằng ngôn ngữ đã thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét pha chút thương hại của người dân đối với đám tay sai của giai cấp phong kiến thống trị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tú Uyên
25/10/2020 19:27:27
+4đ tặng
Bài ca dao đã tái hiện bức chân dung “cậu cai” (người làm chức cai) một cách hết sức sinh động và đáng cười.

Cách gọi “cậu” vừa ra vẻ tôn kính vừa chăm chọc, mát mẻ.

Trang phục đáng chú ý của cậu cai là cái nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn và kiểu câu định nghĩa “gọi là cậu cai” đã vẽ ra một cậu cai đầy vẻ oai phong rởm đời. Cái nón dấu lông gà là dấu hiệu nhận biết về “quyền lực” ít ỏi của cậu ta. Hình ảnh “ngón tay đeo nhẫn” đã hé mở cho chúng ta thấy cái vẻ hợm của và trai lơ của tên cai lệ này.

Nhưng chưa hết, hình ảnh của cai lệ còn vô cùng thảm hại qua hai câu ca dao cuối: “Ba năm được một chuyến sai. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. Thì ra cậu cai chẳng có mọt cái gì đáng quý là của mình cả. Tất cả những gì của hắn mà người ta được biết đều là đồ mượn, là giả dối.

Với lối nói thậm xưng, câu ca dao đã lột trần chân tướng của tên cai lệ. Hắn thực chất chỉ là một tên tay sai hạng bét, đáng cười. Bài ca dao cũng kín đáo thể hiện lời tố cáo của dân gian đối với giai cấp thống trị đương thời. Sự giàu có và sang trọng của chúng không phải do chúng làm ra mà là đi cướp của người khác. Nạn nhân không ai khác chính là tầng lớp nông dân nghèo khó, cơ cực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×