Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu trình bày suy nghĩ về bạo lực học đường

viết đoạn văn từ 7 - 10 câu trình bày suy nghĩ về bạo lực học đường

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
801
1
0
Nguyễn Ngân Giang
27/10/2020 13:19:45
+5đ tặng

Bạo lực học đường – một vấn đề nan giải đối với ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Khi xã hội càng phát triển, dường như vấn đề này lại càng trở nên nhức nhối bởi càng ngày mức độ nghiêm trọng của nó càng tăng và để kiểm soát được nó thì lại không hề dễ dàng. Vậy tại sao “bạo lực học đường” lại là một trong những vấn đề nghiêm trọng và luôn đi đầu trong công cuộc giáo dục giới trẻ hiện nay, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên – lứa tuổi đang có những sự thay đổi và hình thành nhân cách?

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu “bạo lực học đường là gì? “Bạo lực học đường” là những hành vi ngang ngược, xúc phạm, thô bạo, gây tổn hại đến thể xác và tinh thần người khác, diễn ra trong phạm vi trường học. Nhắc đến bạo lực học đường, người ta có thể liên tưởng ngay đến những cuộc ẩu đả từ cá nhân đến tập thể, từ phạm vi nhỏ diễn ra trong lớp học đến những phạm vi lớn diễn ra ngay bên ngoài cánh cổng nhà trường và dường như, câu hỏi mà dư luận thường quan tâm nhất khi vấn đề này lại nổi lên chính là: “Thầy cô đang làm gì?”. Điều đáng buồn chính là việc xã hội quá đề cao và quan tâm người chịu trách nhiệm ở đây chính là ai mà có lẽ không hề quan tâm cao đến: “Nguyên nhân của nó là gì?”. Có lẽ chăng, xã hội giờ đang đặt nặng vấn đề giáo dục con cái lên đôi vai của nhà trường, lên đôi vai của những người thầy, người cô dạy dỗ các con hàng ngày?

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Tại sao vấn đề này ngày càng trở nên khó kiểm soát và mức độ xảy ra cũng như hậu quả nó để lại ngày càng lớn và nghiệm trọng? Cuối cùng, ai mới phải là người chịu trách nhiệm và phải ngăn chặn chuyện này? Có quá nhiều câu hỏi, quá nhiều sự quan tâm mỗi khi vấn đề này được nhắc tới, được đem ra bàn luận, và có lẽ nó sẽ không bao giờ trở lên thôi “nóng hổi”.

Như chúng ta đã biết, lứa tuổi vị thành niên – lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi, khi các con đã bắt đầu có sự nhận thức về bản thân, thay đổi tâm sinh lý và hình thành tính cách. Đây là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, bởi chúng sẽ trở nên rất nhạy cảm và bắt đầu xuất hiện cảm giác “trở thành người lớn”, khi mà “cái tôi” sẽ dần được hình thành và trở thành một trong những điều mà trẻ coi là quan trọng nhất. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, gia đình và nhà trường cần phải có những biện pháp, sự quan tâm đặc biệt nhất đến trẻ, giúp các em có sự định hình và hướng đi đúng đắn nhất.

Khi xã hội ngày càng phát triển, bố mẹ càng trở nên bận rộn hơn với công việc, đồng nghĩa với việc sẽ dành ít sự quan tâm và chăm lo đối với con cái, khiến chúng trở nên phụ thuộc vào các loại hình công nghệ, phụ thuộc vào mạng xã hội, trò chơi online… Như ta đã biết, mạng xã hội hay game online mang tính chất hai mặt, sẽ trở nên rất tốt nếu như các con biết cách sử dụng, ví dụ như Facebook giúp con khám phá ra nhiều kiến thức mới, giúp tuyên truyền giáo dục những nếp sống lịch sự, văn minh hay những hành động tốt đẹp bảo vệ môi trường, an toàn giao thông,…hay game online giúp trẻ rèn tính cẩn thận, khả năng phản xạ hay sự kiên trì. Tuy nhiên, Facebook cũng tồn tại rất nhiều những “mặt tối”, tuyên truyền phản động, hành động xấu, tuyên truyền văn hóa không lành mạnh hay nếu như quá lạm dụng, ham mê trò chơi điện tử, dành quá nhiều thời gian cho chúng thì việc học tập của trẻ sẽ giảm sút và thời gian trẻ tiếp xúc, trò chuyện với người thân cũng không còn được trẻ quan tâm và dường như, đó chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên vô cảm hơn – một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường trở nên ngày càng phát triển.

Hãy trở lại khoảng chục năm về trước, khi thời kỳ công nghệ còn chưa phát triển, bạo lực học đường dường như chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, chỉ đơn giản là những xung đột về lời nói cũng như hành vi giữa các học sinh với nhau, và thường diễn ra ngay trong phạm vi lớp học, còn nếu xảy ra trên quy mô lớn hơn – “đánh hội đồng”, thông thường các con sẽ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện.

Chính vì vậy, việc ngăn chặn chúng xảy ra sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều. Còn hiện nay, khi các con chỉ cần một cuộc điện thoại, một tin nhắn cũng có thể tạo ra một “cuộc chiến” trên quy mô lớn chỉ trong vòng năm phút, không những thế, địa điểm diễn ra cũng kín hơn rất nhiều, không đơn giản là trong lớp học hay trước cổng trường, điều đó thật sự trở thành một khó khăn lớn cho nhà giáo dục trong việc phát hiện và ngăn chặn sao cho kịp thời. Có lẽ khi nhìn vào, người ta sẽ nghĩ, chắc hẳn phải có nguyên nhân gì lớn lắm, các con mới làm như vậy. Tuy nhiên, nhiều khi “dẹp loạn” xong, ta mới “ngã ngửa” với những lý do đằng sau chúng: “Do bạn bình luận trên Facebook chê bai”, “Do bạn không cho chép bài”, “Do bạn nhìn đểu”… Khi bị động vào lòng tự trọng, động vào “cái tôi” nhạy cảm, nếu không được người lớn xoa dịu hay định hướng kịp thời, các con thường sẽ nghĩ ngay đến xu hướng bạo lực, và dĩ nhiên, hậu quả mà chúng để lại, thật chẳng đơn giản chút nào…

Có lẽ sẽ không còn quá ngạc nhiên khi tội phạm ở Việt Nam đang trong xu thế bị trẻ hóa, lứa tuổi vị thành niên phạm tội đang ngày một tăng cao, mà nguyên nhân chính là “bóng ma” bạo lực học đường: “Nữ sinh tự tử vì bị tẩy chay”, “Nam sinh đâm chết bạn vì tán tỉnh bạn gái của mình”,… Nếu như ngày trước, hậu quả của bạo lực học đường chỉ dừng lại ở mức độ kỷ luật trong phạm vi nhà trường, hậu quả cũng chỉ ảnh hưởng nhất thời và quy mô sự ảnh hưởng đó cũng rất nhỏ thì hiện nay, hậu quả còn có thể đi xa hơn rất nhiều. Nạn nhân của bạo lực học đường không những chịu sự hành hạ về thể xác và tinh thần nhất thời, mà sự ám ảnh đó còn đeo bám các em khi những hình ảnh các em bị bắt nạt bị ghi lại, sau đó bị “up” trên các trang mạng xã hội, bị lan truyền, các em phải đối mặt với những lời lẽ cay nghiến, cay độc,… Không những thế, nếu không có sự can thiệp kịp thời của gia đình, người thân, các em có thể nghĩ theo những chiều hướng tiêu cực, dễ dàng tìm đến cái chết, chấm dứt cả một tương lai, thật sự hậu quả để lại quá thương tâm và quả thật “không đáng” một chút nào.

Vậy liệu rằng có biện pháp nào có thể ngăn chặn được việc này? Thực tế, để có thể ngăn chặn vấn đề “bạo lực học đường” này một cách triệt để ngay tức thời, quả thật không dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu tần suất cũng như giảm nhẹ đi hậu quả mà chúng để lại, thì ta có thể làm được. Câu trả lời nằm ở chính mỗi gia đình cũng như nhà trường. Thay vì sự thờ ơ, phó mặc việc dạy dỗ con cái cho nhà trường của đại đa số gia đình hiện nay, thì mỗi gia đình, bố mẹ cần phải có thời gian dành cho con cái, quan tâm, chia sẻ với các con nhiều hơn, hãy khiến trẻ coi bố mẹ, người thân như những người bạn, để trẻ có thể thoải mái tâm sự, trao đổi những khúc mắc, sự thay đổi tâm sinh lý, từ đó việc giáo dục, định hướng đường đi đúng đắn cho các con sẽ dễ dàng hơn.

Còn với nhà trường, thay vì quá đè nặng lên vấn đề thành tích, thi cử thì việc tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nhiều chương trình giáo dục kỹ năng sống, quả thật sẽ giúp đỡ các em rất nhiều trong việc xây dựng tính đoàn kết, tình cảm bạn bè và từ đó tạo nên những tiền đề vững chắc cho việc định hình cũng như hình thành tính cách cho bản thân sau này. Còn với xã hội, thiết nghĩ nên bổ sung các điều luật đối với trẻ vị thành niên, với hành động gây tổn hại đến tinh thần cũng như thể xác của người khác, để trẻ cảm thấy bị răn đe. Các cơ quan chức năng cần nghiêm ngặt hơn trong việc rà soát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc xung đột “bạo lực học đường” diễn ra bên ngoài phạm vi trường học. Và quan trọng hơn hết, chính là sự kết hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường, để các con luôn cảm thấy được an toàn, được thoải mái, được yêu thương và được thấu hiểu.

Quả thực hiện nay, “bạo lực học đường” không đơn thuần chỉ là một vấn đề mà có lẽ nó đã phát triển trở thành một vấn nạn. Vậy phải làm sao để có thể giải quyết được chúng, chắc hẳn sẽ là một bài toán nan giải và không thể giải quyết được trong nhất thời, đòi hỏi gia đình, nhà trường cũng như toàn xã hội phải có những biện pháp kịp thời giúp phát hiện, ngăn chặn và xử lí, để trẻ có một môi trường giáo dục và rèn luyện lành mạnh và tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Min Muội Muội
27/10/2020 13:37:22
+4đ tặng
Bạo lực học đường là một hanh vi,vi phạm pháp luật vì nó xâm phạm đến quyền tự do và dân chủ của học sinh,sinh viên ,bạo lực học đường khiến học sinh sinh viên bị trầm cảm nhiều hơn khi đến trường đến lớp khiến cho họ không thể tự tin tiếp xúc với bạn bè thầy cô nó gieo vào đầu óc của những học sinh những điều không tốt khiến cho họ không thể tự tin vào cuộc sống,bạo lực làm cho những người đã từng trải qua sợ hãi và không đối mặt được với cuộc sống ..., vì vậy nên mọi người cũng như tất cả các phụ huynh phải để ý đến con cái ,quan tâm đến việc học tập của con, còn nếu bạn nào đã và đang bị lâm vào bạo lực học đường thì ko nên che giấu mà phải ý kiến với cha mẹ hay người lớn để họ kiến nghị và bảo vệ quyền lợi của chúng ta

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×