Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật Vũ Nương và phẩm hạnh người phụ nữ Việt Nam

Phân tích giúp mình với

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
159
1
0
+5đ tặng

hân phận người phụ nữ trong xã hội xưa luôn bị đặt dưới quyền của người nam giới, dưới những lề thói của xã hội. Người phụ nữ dù có xinh đẹp, giỏi giang thì vẫn chỉ là phận nữ nhi "tòng phu", không có tiếng nói. Trong các tác phẩm trung đại Việt Nam, không ít các nhà văn nhà thơ đã dùng lời văn lời thơ của mình để nói lên cái số phận đắng cay ấy của người phụ nữ, làm họ trở thành những hình mẫu điển hình của người phụ nữ truyền thống Việt. Trong số đó, nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một trong những người phụ nữ có số phận thật bi kịch trong cuộc đời.

Câu chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ viết về Vũ Nương. Nàng là một người con gái xinh đẹp, nết na, tuy con kẻ khó nhưng được gả cho nhà khá giả, chồng là Trương Sinh. Nàng vốn tính đẹp người đẹp nết, chồng đi lính xa nhà vẫn một lòng thủy chung, chăm sóc mẹ già con thơ chu toàn. Vậy mà, chồng nàng vì một lời nói vô tình của con trẻ mà nghi cho nàng tội danh thất tiết, dù có biện bạch như thế nào, chồng nàng cũng không tin. Để đến cuối cùng, nàng buộc lòng phải lấy cái chết để chứng minh lòng trong sạch của mình. Nhưng may thay, nàng được đức Linh Phi chốn thủy cung cứu vớt. Sau này, khi người chồng đã hiểu rõ nỗi oan của nàng, nàng đã nhờ chàng lập đàn giải oan trên bến sông. Nàng trở về trong hoa đèn, võng lọng, nói lời từ biệt chồng rồi biến mất. Câu chuyện mang đầy sự li kì, ảo diệu, huyền bí nhưng cũng đầy tính nhân văn, chân thật của cuộc đời.

 

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, văn mẫu tuyển chọn

Qua câu chuyện, ta có thể nhận ra, Vũ Nương là một người phụ nữ điển hình trong xã hội xưa của Việt Nam, rất truyền thống, mang đầy những đức tính tốt đẹp. Nàng không chỉ xinh đẹp, nết na, lại đức hạnh, hiếu thảo hơn người, thế nhưng, nàng lại phải chịu những nỗi đau, oan khuất khó lòng gột rửa, mà tất cả đều là do chồng nàng và lề thói xã hội ban tặng. Vậy mà cuối cùng, nàng bỏ qua tất cả, tha thứ cho hết thảy những đau khổ đã đẩy nàng tới đường cùng. 

Khi đọc tác phẩm, điều đầu tiên ta có thể cảm nhận được là Vũ Nương là một người phụ nữ truyền thống của Việt Nam với những phẩm chất thật tốt đẹp. Chỉ bằng vài dòng giới thiệu đơn giản của Nguyễn Dữ, nhưng ông cũng đã khái quát được hết những nét đẹp, tính cách, phẩm hạnh của một người con gái hết mực xinh đẹp ấy. Ông giới thiệu nàng là một người "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Chỉ ngần ấy từ thôi, chúng ta đã có thể hình dung ra một người con gái xinh đẹp, với sự dịu dàng, duyên dáng, cùng với tính cách hiền hòa, hết lòng vì chồng vì con. Nàng là người con gái "tuy con kẻ khó" nhưng lại luôn có cách cư xử đúng chừng mực, lễ phép, gia giáo như những tiểu thư khuê các con nhà giàu. Nàng được mọi người yêu mến vì tính cách hiền hòa, chân thành ấy. Đó là những lời kể trước khi nàng lấy chồng, vậy đặt thử nàng vào tình huống cụ thể, khi nàng đã về nhà chồng thì sao?

Khi đã đi lấy chồng, nàng là người luôn luôn gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc của gia đình, luôn giữ trọn đạo làm vợ, trọn đạo hiếu làm con. Tuy chồng nàng là một kẻ "có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức", nhưng nàng vẫn "luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa". Vũ Nương vẫn là một người con gái như thế, không bao giờ to tiếng, cãi vã với chồng, với mẹ chồng, nàng luôn coi những lời chồng nói, mẹ chồng nói là những lời quan trọng nhất. Nàng đã luôn chu toàn như thế từ khi còn là một người con gái, đến khi làm vợ, làm mẹ, nàng cũng luôn giữ gìn phẩm hạnh, đoan trang, khuôn phép từ trong ra ngoài.

Đến khi chồng đi lính, nàng đã mang thai, nhưng ngày tiễn chồng đi, nàng vẫn ân cần, dịu dàng dặn dò chồng mình với những lời nói đầy tình cảm. Nàng nói: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên là đủ rồi". Từng lời nàng nói ra đầy ân cần, nhẫn nại, dịu dàng, thắm thiết. Người vợ nào chẳng muốn trở thành một vị phu nhân, chồng được mang ấn phong hầu, trở thành người công danh, nhưng với Vũ Nương, nàng chẳng cần những hư vinh ấy, với nàng, "hai chữ bình yên trở về" mới là quan trọng nhất. Nàng phải yêu chồng, mong ngóng chồng như thế nào mới có thể thốt ra những lời nói tràn đầy ân cần, yêu thương đến như thế?

Đến khi chồng xa nhà, nàng trở thành người lo toan mọi công việc trong gia đình, gánh vác một gia đình to lớn trên đôi vai nhỏ của mình. Chồng nàng ra đi, "xa chồng gần đầy tuần" thì nàng sinh ra một đứa con trai. Nàng một lúc phải gánh trên vai cả mẹ già và con thơ, vậy mà nàng chẳng hề một lời than vãn, vẫn nhất mực lo toan cho gia đình, chăm sóc người mẹ già đang thương nhớ con trai. Mẹ chồng nàng, "vì nhớ con mà sinh ốm", nàng lại hết lòng chăm sóc, nào là "thuốc thang", nào là "lễ bái Thần Phật", rồi lại "lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Nàng cứ hết mực chăm lo cho người mẹ chồng ốm yếu như thế, lo cho đứa con trai nhỏ thiếu tình thương của cha mà bày trò "chỉ vào vách tường mà bảo rằng đó là cha Đản". Thế nhưng, đứa con càng lớn thì "bệnh tình ngày một trầm trọng", bà đã chẳng đợi được con trai trở về đã vội vã quy tiên. Vũ Nương lại một tay lo liệu việc hậu sự cho bà, "nàng hết lời thương xót, phàm là việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với mẹ cha đẻ của mình". Một người con dâu hiếu thảo như thế phải chăng nên được đền đáp xứng đáng với lòng thành như lời người mẹ già đã trăn trối trước khi chết "trời xanh lòng lành,… xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ"?

Mẹ chết, nàng một mình sống với con thơ, vì nhớ thương chồng, thương con, lo con thiếu vắng tình thương của cha mà nàng đã tự chỉ vào cái bóng của mình trên vách tường mà gọi đó là cha Đản – con trai của mình. Đứa trẻ ngây thơ tưởng đó là sự thật mà đâu biết rằng đó chỉ là sự tưởng tượng trong nỗi nhớ thương chồng, thương con của người mẹ trẻ thủy chung? Nó cũng đâu thể hiểu rằng cái bóng chỉ là của mẹ nó và đó là căn nguyên tất cả những bất hạnh sau này của mẹ nó.

Sau ba năm đi lính, Trương Sinh trở về, chưa kịp hưởng niềm vui sum họp hạnh phúc, bi kịch xót xa đã ập đến cuộc đời nàng, mà người gây nên bi kịch ấy không ai khác mà chính là người chồng mà nàng vẫn ngày ngóng đêm mong. Sóng gió lại ập đến thật bất ngờ mà nàng chẳng thể nào hay biết trước được. Mẹ mất, Trương Sinh đau lòng khôn xiết, bế đứa con thơ ra mộ mẹ thắp nén hương thơm. Đứa trẻ quấy khóc, Trương Sinh dỗ dành:"Nín đi con, cha về mà bà đã mất …". Đứa trẻ ngạc nhiên khi có người nhận làm cha mình, nó bảo cha nó tối nào cũng tới. Chỉ vì câu nói vu vơ đó của đứa trẻ, Trương Sinh đã nghi ngờ sự trong sạch của vợ mình. Vũ Nương nghe thấy, nàng hết lời biện bạch, nhưng Sinh không cho vợ giải thích, chỉ nhất nhất"đánh đuổi nàng đi". Quá đau xót trước sóng gió bất ngờ ập tới cướp đi bao hạnh phúc của mình, Vũ Nương đã chọn cái chết bên bờ sông bến Hoàng Giang để rửa sạch nỗi oan khuất. Bởi nàng chẳng còn cầu cạnh được ai giải được nỗi oan cho mình, chỉ có cái chết mới chứng minh được lòng trong của nàng mà thôi "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu ….và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ".

Nàng nhảy xuống sông để mong được trời Phật chứng giám cho tấm lòng trong trắng của mình, may thay được đức Linh Phi chốn thủy cung cứu vớt. Đến ngày được lập đàn giải oan để trở về dương thế, những tưởng nàng sẽ chỉ trích, trừng phạt kẻ đã gây ra nỗi oan khuất cao tựa núi của mình nhưng không, nàng vẫn như trước, vẫn là người con gái dịu dàng, nhất mực nết na như thế. Nàng đã chọn cách tha thứ cho chồng - cho kẻ đã gây ra nỗi đau khốn cùng của mình, không những vậy, nàng còn cảm tạ tình nghĩa của Trương Sinh đối với mình:"Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Nàng quả là một người phụ nữ giàu lòng vị tha.

Vũ Nương – nàng là điển hình của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ truyền thống với dung nhan, phẩm hạnh đều khiến người ta yêu mến. Nàng xinh đẹp, dịu hiền, nết na lại công dung ngôn hạnh, yêu chồng thương con và giàu lòng vị tha như hàng triệu người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Thế nhưng, xinh đẹp, phẩm hạnh là thế, nhưng cuộc sống của nàng lại suôn sẻ, nàng đã phải chịu nỗi bất hạnh thật to lớn, nỗi đau oan khuất tày trời và chẳng thể hưởng hạnh phúc trọn vẹn của một người phụ nữ. 

Vũ Nương vốn "tính thùy mị, nết na, lại thêm tư dưng tốt đẹp", đáng lẽ ra với dung mạo và phẩm hạnh của mình, nàng đáng được hưởng một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cùng người phu quân giỏi giang mà nàng yêu mến. Thế nhưng, lề thói xã hội với tư tưởng "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", chỉ với "hơn trăm lạng vàng", nàng đã phải chịu làm vợ một kẻ "tuy con nhà hào phú, nhưng vô học" – Trương Sinh. Không chỉ là một kẻ vô học, Trương Sinh lại còn là một kẻ "có tính đa nghi quá mức, đối với vợ phòng ngừa quá sức". Chính điều này là nguyên nhân to lớn nhất dẫn tới bi kịch cuộc đời của Vũ Nương, khiến nàng phải chịu đựng bất hạnh và đau khổ với nỗi oan khuất tày trời. Một người vợ nết na, phẩm hạnh như thế mà lại phải chịu lấy một kẻ vô học, đa nghi như thế, nàng quả thật phải chịu quá nhiều thiệt thòi. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa phải chịu bao sự bất công, tình yêu, hôn nhân, sự lựa chọn người bạn đời, hạnh phúc cả đời cũng  không thể tự mình lựa chọn. 

Không chỉ phải chịu sự bất công gả cho một kẻ mình chẳng hề yêu thương, Vũ Nương còn phải gánh chịu sự cô đơn, côi cút bởi "cuộc sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm". Có lẽ, chính cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy cũng là nguyên cớ cướp đi hạnh phúc mà Vũ Nương một đời theo đuổi. Xã hội phong kiến ấy không chỉ không cho Vũ Nương có cơ hội chọn lựa hạnh phúc của mình mà nó còn cướp đi những niềm vui, hạnh phúc của nàng nữa. Nó khiến nàng vò võ chờ chồng ba năm ròng rã trong nỗi nhớ thương, một mình nuôi con thơ khôn lớn, là lý do khiến nàng phải chịu oan khiên một đời. Giống như người chinh phụ trong khúc "Chinh phụ ngâm" cũng đã mòn mỏi chờ chồng về từ chiến trận như thế:

"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn"

Nhưng có lẽ bi kịch lớn nhất của đời nàng bắt nguồn từ việc nhỏ nhoi nhất, chỉ vì câu nói vô tình của con trẻ mà chồng nàng đã nhất mực nghi ngờ nàng thất tiết. Thủy chung với chồng, mòn mỏi chờ chồng ba năm, trong những giây phút cô đơn ấy, nàng luôn tự lấy cái bóng của mình trên vách tường để đùa vui với đứa con rằng:"Đó là cha của Đản". Nào ai ngờ rằng, chỉ một lời đùa vui vậy mà đã khiến nàng phải chịu tội thất tiết với chồng. Bởi sở dĩ chồng nàng vốn là một kẻ đa nghi, ghen tuông mù quáng, cho dù nàng có biện bạch, thanh minh, dù là hàng xóm nói giúp, cũng đều bị chồng nàng gạt đi. Trương Sinh nhất mực nghi ngờ vợ mình, ghen tuông một cách mù quáng, hắn "lấy lời nói bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, rồi đánh đuổi đi". Có lẽ, bất hạnh lớn nhất trong đời Vũ Nương là lấy phải một người chồng như thế. Một người chồng không có một chút tin tưởng vợ mình, luôn nghi ngờ, ghen tuông quá mức. Chính điều đó đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng của cuộc đời. Người phụ nữ đức hạnh ấy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn mới phải, vậy mà nàng phải chịu nỗi bất hạnh quá mức, nỗi oan ức tày trời đến vậy!

Đến mức này, Vũ Nương đã quá đau khổ, cuộc sống của nàng vốn dựa vào chồng, lấy niềm vui của chồng làm niềm vui của bản thân, vậy mà giờ đây, người quan trọng nhất của cuộc đời nàng lại từng bước đẩy nàng tới đường cùng. Vũ Nương đã biện bạch rằng: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa chưa thỏa tình chăn gối …mất nết hư thân như lời chàng nói". Mỗi lời nàng nói ra đều là những lời chân thật, dù đang bị chồng nghi ngờ, nàng vẫn nhẹ nhàng, ân cần giải thích, vậy mà người chồng "đầu gối tay ấp" với nàng lại chẳng tin nàng lấy một lời. Thật đau khổ biết bao. Chính vì vậy, nàng đã quyết định lấy cái chết để tỏ bày cho sự trong sạch của mình "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu …và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ".

Cuối cùng, ta có thể tóm lại rằng, Vũ Nương – người con gái truyền thống của xã hội Việt Nam là một người phụ nữ không chỉ đẹp người đẹp nết mà còn vô cùng phẩm hạnh, tư dung cao quý thế nhưng, cuộc đời của nàng lại phải chịu bao nỗi đau khổ tột cùng. Nàng không được hưởng cuộc sống hạnh phúc, không có quyền lựa chọn tình yêu, hi sinh vì chồng mà nhận lại là sự ghen tuông tới mù quáng, sự nghi ngờ thất tiết của chồng dành cho mình. Có thể nói, đó là nỗi đau, nỗi oan khiên không gì sánh bằng, và đó cũng là nguyên nhân đẩy nàng tới bức đường cùng – tự vẫn ở bến Hoàng Giang.

Vũ Nương là đại diện cho lớp phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Tuy sinh ra trong nghèo khó lại được gả vào chốn giàu sang, nhưng nàng vẫn luôn hiền dịu, nết na, hi sinh hết mực vì chồng con, gia đình. Nguyễn Dữ đã xây dựng lên Vũ Nương bằng cả yếu tố tự sự và kì ảo nhằm mang đến cho người đọc những cái nhìn toàn diện nhất về số phận những người phụ nữ Việt. Đồng thời, ông cũng muốn qua nhân vật Vũ Nương mà lên án cái xã hội xưa bất công, với những lề thói cổ hủ, những kẻ hào phú vô học đã góp phần đẩy những người phụ nữ xinh đẹp, phẩm hạnh vào bước đường cùng, với những nỗi đau khổ, oan khuất, bi kịch một đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×