LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

29/10/2020 19:12:47

Em hãy viết bài văn tự sự kể về thầy cô hoặc mái trường mến yêu

Em hãy viết bài văn tự sự kể về thầy cô hoặc mái trường mến yêu.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
394
1
2
MONSTER
29/10/2020 19:14:47
+5đ tặng

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

 

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.

“Một đời người - một dòng sông...

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... “

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, … Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.

Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
HoangNguyen
29/10/2020 19:19:53
+4đ tặng

Hương gió heo may kéo ánh mắt tôi về bên song cửa sổ ấy. Oa! Hoa sữa đã nở đầy trên những chúm lá xanh, cái se lạnh như muốn bao trùm ngút ngàn bầu trời trắng xóa kia. Sắp đông rồi, thầy có lạnh không?

Khu nhà tập thể ấy đã lặng đi với thời gian, nhưng ở cái góc cạnh bờ ao, một cánh cửa gỗ vẫn đóng mở mỗi ngày, những chậu hoa cây cảnh vẫn vươn lên mạnh mẽ từng phút giây. Đằng sau bông hoa giấy hồng đang khẽ đung đưa, tôi chợt nhớ đến nụ cười ấy, nụ cười bất chấp cái giá buốt vẫn tươi mới và tràn đầy sức sống của người thầy nay đã ngoài tám mươi.

– Ơ kìa! Sao lại có một ông cụ nào trong trường thế? Chắc phụ huynh nào đó thôi!

Đó là câu nói đầy vẻ ngạc nhiên của cô bé lớp 10 ngây thơ khi vừa đặt chân vào mái trường cấp 3, là tôi! Tôi ngắm cụ già đó mãi, nước da hồng hào, đôi mắt sáng ngời, nụ cười mỉm làm cụ đẹp đẽ hơn biết bao, có lẽ trong cuộc đời tôi chưa gặp được ai đẹp đến thế. Cái tuổi già kéo cụ đi chậm lại, nhưng cụ không chống gậy, cụ vẫn bước đi vững vàng bằng đôi chân gầy gò nhỏ bé.

– Không phải cụ già bình thường đâu mấy đứa, cụ là thầy giáo, thầy Vinh. Cả cuộc đời thầy hi sinh cống hiến cho nghề giáo, thầy sống một mình, chịu gian chịu khó sống ở đây, thầy thích ở đây lắm!- Người thầy dạy thể dục năm ấy chia sẻ với chúng tôi.

Mỗi ngày trôi qua, đôi chân ấy vẫn ngang qua từng góc sân, thầy ngồi bên bệ ghế đá, ngắm từng cành hoa, bức tường cũ, thầy tự mình cầm lấy chiếc nồi cơm nhỏ, cũ, nó sắp hỏng đến mức chắc chẳng dùng được nữa, đi bộ và đưa ra tiệm sửa. Tôi ngưỡng mộ thầy lắm! Dắt xe điện từ sân trường ra, tôi và cô bạn đã giúp thầy mang nồi cơm ấy đến tận cửa hàng, thầy nhất định không chịu lên xe ngồi, thầy cười và nói:

– Thôi, các em giúp thầy mang nồi ra tiệm là được rồi, còn thầy đi bộ ra đó cũng được…

Thầy trân trọng từng thứ thầy có, thầy trân trọng sức khỏe bản thân, thầy trân trọng cuộc sống này! 20/11 năm ấy, lớp tôi sôi nổi bàn tán cùng nhau mua quà tặng tri ân giáo viên lớp. Chợt thoáng dừng lại, lại đưa mắt qua song cửa sổ, ngóng ra khu nhà cũ xa, thầy đang chăm đàn cá ao nhà trường, trong chiếc quần nâu bạc và chiếc áo khoác mỏng ai đó đã tặng thầy từ rất lâu, tôi quyết định cùng mấy nhỏ bạn trích ra chút tiền nhỏ, mua tặng thầy chiếc khăn lụa.

Với niềm mong ước mùa đông năm ấy thầy không thấy cái lạnh xâm chiếm toàn thân nữa, chúng tôi rảo bước, háo hức lắm.

Hôm đó trời lạnh, thầy ngồi một mình bên ô cửa cũ, đôi mắt thầy long lanh, thầy nhìn từng đám học trò tíu tít ôm những bó hoa đỏ rực, những túi quà to ụ, quấn quýt bên thầy cô của chúng, thầy nở nụ cười tươi, chắc có lẽ những kí ức năm xưa lại tràn về bên tâm trí thầy. Chúng tôi bước đến, ngại ngùng lắm, đôi tay đưa ra chiếc khăn lụa, khoác lên vai thầy, thầy cười vui lắm, rưng rưng đôi mắt, tay thầy nắm chặt lấy tay chúng tôi. Ôi cái hơi ấm của một nhà giáo hiến trọn cuộc đời cho mái trường này nó ngọt ngào, nó truyền lan, làm tôi ấm áp hơn nhiều.

– Con chúc thầy mãi mạnh khỏe, chúng con chẳng có gì, mong thầy nhận chiếc khăn này, đeo cho ấm áp nhé thầy!

Chúng tôi và thầy nhìn nhau cười. Thầy trò chưa từng học cùng nhau, chưa từng gặp và nói chuyện, ấy mà lại trở lên thân thiết như đã từng. Chúng tôi bước tới khơi dậy hình ảnh những học trò năm xưa, nay đều đã thành đạt hết cả rồi. Thầy hỏi tên, lớp của chúng tôi, như để nhớ mãi rằng mình có thêm những đứa học trò ấy. Chúng tôi thì thấy như có một người thầy giáo vậy. Thầy chẳng dạy tôi con chữ, nhưng dạy tôi cách sống, để được mọi người trân trọng.

Những ngày mùa đông sau đó, thầy vẫn khoác chiếc khăn lụa chúng tôi tặng, thầy vẫn làm những công việc thường ngày. Trên bàn tay nâng niu của thầy, những bông mai bông giấy vẫn nở rộ trong ánh nắng hay làn gió buốt ghé qua.

Căn nhà nhỏ ấy đã có những lần chúng tôi giúp thầy dọn dẹp ngăn nắp. Mọi vật trong căn nhà nhỏ ấy đều lưu trữ biết bao kỉ niệm của thầy với nghề giáo cao quý. Thầy nhắc chúng tôi nhẹ nhàng khi xem ngắm và lau chùi chúng. Thầy, vẫn đôi mắt long lanh sáng ngời, trìu mến nhìn chúng tôi với lời cảm ơn tha thiết. Chúng tôi cũng nhìn thầy, nụ cười mãi trong lòng nở rộ bao niềm vui, dù hơi mệt, nhưng chúng tôi cảm thấy dường như được cho một điều gì đó.

Hoa sữa năm nay vẫn ngào ngạt, sau song cửa sổ kia. Bóng dáng thầy vẫn thấp thoáng sau tán lá xanh, thầy vẫn cười nụ cười tươi mới. Thầy vẫn cốt cách cao đẹp, tôi lấy đó làm động lực vươn lên, sống thật đẹp để mai này luôn cười tươi với cuộc đời, dù cho có khó khăn va vấp gian khổ đến mấy.

Thầy ơi! Nghề giáo đẹp lắm phải không thầy?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư