Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

29/10/2020 20:24:05

Soạn văn bài "Bạn đến chơi nhà"

Ai soạn dùm e bài Bạn đến chơi nhà Ngữ Văn lớp 7 đc k ạ !!!

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
232
0
2
MONSTER
29/10/2020 20:25:02
+5đ tặng
Bố cục: 3 phần

- Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến

- 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

- Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn

Câu 1 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

     + 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

     + Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

     + Nhịp điệu: hài hòa,

Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

     + Muốn ra chợ thì chợ xa

     + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

     + Muốn bắt cá thì ao sâu

     + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

     + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

     + Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

     + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

     + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

     + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Luyện tập

Bài 1 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc đời thường

- Ngôn ngữ trong bài Sau phút chia ly là ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng

- Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang chỉ một mình bà với tình riêng của bà

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
HoangNguyen
29/10/2020 20:25:25
+4đ tặng
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Khuyến quê ở thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỈnh Hà Nam, thi đỗ đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên có tên gọi Tam nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng 10 năm, sau đó cáo quan về ở ẩn.

2. Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, sáng tác chủ yếu vào giai đoạn sau ngày rời bỏ quan trường.

3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà thể hiện tình cảm chân thành quý mến bạn của tác giả: muốn có vật chất đầy đủ nhất để tiếp bạn cùng với tình cảm của mình. Tình huống khó xử khi bạn đến chơi là điều kiện để bộc lộ tình cảm quý mến đó.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Căn cứ vào số câu (8 câu), số tiếng của mỗi câu (7 tiếng), vào sự gieo vần (vần chân, câu thứ 1, 2,4, 6, 8), vào tính chất đối (câu 3 với 4, câu 5 với 6).

2. Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. Đúng như vậy:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi người bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo, tử tế.

b) Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh khá đặc biệt. Muốn ra chợ để mua đủ thực phẩm thì chợ xa, lại không có người để sai bảo (trẻ thời đi vắng). Muốn bắt cá trong ao thì ao vừa sâu, nước vừa lớn (đầy). Muốn bắt gà thì vườn rộng, rào lại thưa. Không có thực phẩm thịt cá, muốn dùng rau đậu của vườn nhà thì lại toàn những thứ chưa thể ăn được. Cho đến miếng trầu, vật dễ kiếm và phổ biến nhất, lại cũng không có sẵn.

Tạo ra một tình huống đặc biệt như thế là để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, nhà thơ vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

c) Câu thơ thứ 8 và cụm từ ta với ta nói lên không cần phải vật chất đầy đủ như ý, mà chỉ cốt cái tình cũng đủ làm cho tình bạn thắm thiết. Quý nhau là quý ở cái tình ăn ở, đôi xử với nhau. Chỉ những người bạn tâm đầu ý hợp, thông cảm, gặp nhau đã đủ vui. Có đủ vật chất tương xứng với tình cảm là tốt nhất, nhưng nếu không thì cũng chẳng vì thế mà kém vui.

d) Trong bài Bạn đến chơi nhả, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay đến việc lo vật chất để tiếp bạn cho tương xứng với tình cảm của hai người. Điều đó chứng tỏ nhà thơ rất quan tâm đến bạn và muốn tiếp bạn chu đáo nhất, đồng thời cũng thể hiện sự coi trọng và quý mến bạn của nhà thơ.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Ngôn ngữ trong bài Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc đời thường, thuần Việt. Ngôn ngữ trong bài Sau phút chia li là chữ Hán được dịch ra tiếng Việt, mang hơi văn cổ, trang trọng.

b) Cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn của mình. Trong khi đó cũng cụm từ ấy trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan chỉ một mình bà với tình riêng của bà mà thôi.

0
1
Nguyễn Sơn
29/10/2020 20:29:02
+3đ tặng

 Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến

- 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

- Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn

Câu 1 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

     + 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

     + Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

     + Nhịp điệu: hài hòa,

Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

     + Muốn ra chợ thì chợ xa

     + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

     + Muốn bắt cá thì ao sâu

     + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

     + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

     + Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

     + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

     + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

     + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Luyện tập
0
0
Hoang● 11
29/10/2020 20:46:24
+2đ tặng

Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến

- 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

- Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn

Câu 1 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

     + 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

     + Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

     + Nhịp điệu: hài hòa,

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×