Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo cũ

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giũa em với thầy cô giáo cũ
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
293
0
0
Nguyễn Nam
02/11/2020 19:38:00
+5đ tặng

Trong quãng thời gian tuổi học trò, ai cũng có những kỉ niệm bạn bè, thầy cô. Dù rằng những kỉ niệm ấy vui hay buồn thì nó đều là hành trang của tuổi học trò giúp ta khôn lớn, trưởng thành. Đối với tôi - kỉ niệm về thầy Khánh - người thầy giáo cũ năm lớp 9 mãi mãi không bao giờ tôi quên. Đó là kỉ niệm buồn về một lần tôi đã nghĩ sai về thầy.

Thầy Khánh thực ra không phải chủ nhiệm lớp tôi. Cô chủ nhiệm đi công tác một tuần nên Nhà trường phân công thầy phụ trách môn văn lớp tôi. Lớp tôi có lẽ rất ít bạn biết thầy Khánh và tôi cũng chưa thấy thầy bao giờ. Tôi nhớ đó là buổi học đầu tiên thầy đến dạy lớp tôi.

Trong giờ ra chơi, cả lớp tôi nháo nhào cả lên, lộn xộn! Chúng nó đều đang đoán già đoán non thầy giáo mới như thế nào. Và tôi cũng không ngoại lệ. Không biết thầy mới như thế nào nhỉ? Chắc thầy vui tính, tâm lí lắm đây. Nhưng trái ngược với những gì tôi nghĩ, khi trống điểm tiết bốn, thầy bước vào lớp trong con mắt ngạc nhiên của chính tôi: thầy đã đứng tuổi, nước da ngăm đen sạm lại. Điều tôi chú ý nhất chính là mái tóc đã điểm những sợi bạc cố gắng che đi vết sẹo dài bên tai. Thầy nở nụ cười nhìn chúng tôi. Và bằng một giọng khàn khàn mà trầm đến lạ, thầy nói:

- Xin chào cả lớp. Thầy là Nguyễn Văn Khánh - người trực tiếp phụ trách bộ môn Ngữ Văn lớp ta trong tuần này khi cô Mi có lịch đi công tác.

Cả lớp im lặng. Thầy lại tiếp lời:

- Hi vọng lớp chúng ta sẽ có những giờ học đáng nhớ.

Tôi nghe thầy giới thiệu. Vì sao tôi không có chút thích thú nào?

Tiết học bắt đầu với tiếng loạt xoạt mở sách vở. Thầy ghi lên bảng dòng chữ to: "Truyện ngắn Chiếc lược ngà -Nguyễn Quang Sáng". Thầy giảng rất say sưa. Cả lớp chăm chú nghe thầy giảng. Nhưng không biết hôm nay tôi làm sao mà không nhập tâm vào bài học được. Giọng nói khản đặc của thầy cứ ù ù bên tai tôi một cách khó chịu. Tôi đã rất cố gắng, cố gắng để tiếp tục học, nhưng sao...

Thầy hỏi chúng tôi có hiểu bài không, song tôi lại im lặng lúc đó mà không có ý kiến gì. Song song với việc giảng bài, thầy viết sơ đồ tư duy lên bảng. Giọng thầy run run một cách kì lạ, ngập ngừng như nghẹn lại cái gì ở cổ. Thầy sao vậy? Thầy có chuyện gì sao? Cả lớp nổi lên một vài tiếng động khe khẽ rồi lại im lặng khi thầy viết bảng. Thầy viết một cách chậm chậm, từ từ mà sao dòng chữ kia khó đọc quá. Cái nét chữ run run, xô lệch nhau tưởng chừng như sắp ngã. Tôi bắt đầu thấy khó chịu. Tôi thì thầm với thằng Nhân bên cạnh:

- Mày ơi, thầy viết gì kia? Dạy gì mà trầm, chẳng sôi nổi như cô Mi. Sao tao chán học văn thầy dạy quá.

Rồi tôi quay xuống bàn cái Hân:

-Mày hiểu không? Thầy giảng khó nghe quá.

Tôi học mà kiến thức cứ trôi tuột đi đâu. Giọng thầy thì khản đặc, chữ thầy thì bé cộng với trời ngoài kia mịt mù như sắp đổ mưa lớn khiến tôi càng không thiết tha với lời giảng.

Thầy vẫn giảng, lớp vẫn chăm chú, tôi ngồi nghe lấy lệ. Cơn khó chịu nổi lên đỉnh điểm, tôi giơ tay nói:

- Thầy nói to hơn được không ạ? Chữ thầy nhỏ quá em cũng không hiểu được ạ.

Tôi ngồi phịch xuống. Thằng An lên tiếng trước thầy:

- Mày có chịu nghe, chịu học đâu mà nhiều chuyện vậy? Cả lớp đang học say sưa mà mày thì ngọ nguậy rồi thưa này thưa nọ.

Tôi quay sang lườm nguýt nó một cái.

Thầy ho như muốn phá vỡ cái nghẹn trong cổ, quay xuống lớp nhìn chúng tôi với ánh mắt hiền mà ấm áp:

- Thầy sẽ cố gắng. Em chưa hiểu chỗ nào thầy sẽ giảng lại nhé.

Tôi im lặng chẳng nói gì, cũng chẳng cúi đầu làm như mình sai mà nhận lỗi. Cả lớp đổ dồn ánh mắt vào tôi, tôi mặc kệ.

Trở lại tiết học, thầy thầy tiếp tục giảng và ghi. Tôi chỉ mong trống báo hết giờ sớm điểm. Rồi "Tùng!... Tùng!... Tùng!... " - tiếng trống vang lên làm tôi như mở cờ trong bụng. Thầy nói:

- Hết giờ rồi, chúng ta dừng tại đây. Các em về ôn bài để mai chúng ta tiếp tục học.

Cả lớp thu xếp sách vở và ra về. Còn thầy thì vẫn ngồi trên bàn giáo viên. Tất nhiên với một đứa hóng về như tôi thì tôi sẽ là đứa ra về đầu tiên. Nhưng đến lán xe, tôi mới nhớ mình để quên mũ trên lớp. Vội vàng chạy lên, vừa sợ bị về sau các bạn, vừa sợ trời mưa.

Bước tới cửa lớp, tôi sững người khi thấy thầy đang ngồi thoa thuốc lên vết sẹo dài kia.

- Em... em chào thầy ạ! - Tôi lí nhí, ấp úng.

Thầy không nói gì, mỉm cười, bình thản.

- Thầy làm sao vậy ạ? - Tôi bất ngờ hỏi.

Thầy đến bên tôi, ngồi vào cạnh ghế tôi, ôn tồn:

- Ngày xưa thầy đi bộ đội. Ra chiến trường khói lửa, thầy bị đạn của địch bắn vào, lâu ngày thành sẹo. Mỗi khi trái gió trở trời như hôm nay là nó lại làm thầy đau đầu, nhức nhối.

Tôi lặng người đi. Thì ra thầy viết nguệch ngoạc là vậy... Lòng tôi trào dâng một niềm xúc động nghẹn ngào. Tôi cầm thuốc thoa lên vết sẹo và nói trong tiếng khóc:

- Thầy ơi, em xin lỗi, em đã nghĩ sai về thầy mà vô lễ với thầy.

Thầy xoa đầu tôi, mỉm cười và khẽ lắc đầu:

- Không sao mà em! Cố gắng học tập tốt là thầy cô vui lòng rồi.

Ngồi nói chuyện với thầy một lúc lâu, tôi chào thầy ra về.

Trời u ám mây đen nhưng lòng tôi nghẹn ngào đến lạ. Tôi không đạp nhanh, không lo chạy mưa mà chỉ nghĩ đến thầy Khánh - sợ thầy về trong cơn mưa bất chợt. Cảm ơn những người lính anh dũng như thầy - nhờ thầy chúng con được như ngày hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Xích xy ba la zi
02/11/2020 19:38:27
+4đ tặng
  • Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi.
Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 9P1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."
 
- Nghiêm!
 
Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phía sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới?. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!! Thầy giám thị cười khá tươi:
 
- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T. sẽ phụ trách môn Toán lớp 9 thay cho cô N...
 
Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sống mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!
 
Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò".
 
- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!
 
Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 9P1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.
 
Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Năm mươi cái miệng than trời càng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:
 
- Trần Thị L.N.
 
Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N, để rồi sau đó hai phút, bỗng nổ ra 1 trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rổ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T. ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...
 
Cái sự khởi đầu năm ấy rồi cũng qua rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến".
 
Còn nhớ 1 lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học (?), lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Sài Gòn? Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy? Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy... dựng mô hình(?). Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn giáo sư thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là 1 "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh ?
 
Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":
 
- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?
 
Vâng, thầy T là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió bay đi... Thầy dạy chưa hay. Học trò biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ. Bởi thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...
 
Nếu có ai bảo học trò 9P1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T.
0
0
Trà My
02/11/2020 19:39:11
+3đ tặng

Tôi 14 tuổi. Cái tuổi này chưa phải là lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Tôi đã đủ lớn để nhận thức được đúng – sai. Tôi đã biết khóc trước những mảnh đời bất hạnh, biết cười khi thấy người khác vui. Tôi đã biết cúi xuống nhặt mảnh chai dưới đường để bảo vệ chân mình và chân những người đi sau. Tôi cũng đã biết biết ơn những người có ơn với tôi nữa. Tất cả những điều ấy đều là do thầy đã dạy tôi.

Tôi vẫn thường được nhìn thấy thầy vào mỗi buổi sớm mai, khi mà thầy đi dạy qua nhà tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian trước đây vào lúc đó ngoài ra thì lại không (!?). Hôm nay thì lại khác. Tôi nghe một đoạn quảng cáo:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng

Là gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.

Câu hát này. sao nó thân quen quá! Cố lục tìm những mảng kí ức bừa bộn, tôi cố tìm những gì liên quan đến câu hát đó.

A! Phải rồi! Nó đây rồi!

Thầy của tôi vẫn để nhạc chuông điện thoại là bài hát này. Thầy hay nói với chúng tôi là thầy rất thích bài hát này, nó ý nghĩa. Thầy nói, sống trên đời là phải biết giữ lại những gì tốt đẹp, quên đi những gì đáng quên. Và đặc biệt là phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Như là để gió cuốn đi. .

Thế đấy! Thầy đã dạy chúng tôi phải sống như thế đấy! Vậy mà, bây giờ tôi mới thấm thía. Còm hồi lớp 4, cái thời điểm thầy dạy thì tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.

Bạn bảo tôi kể về kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo ư? Nhiều lắm, không kể nổi đâu! Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chính thầy cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi rồi!

Tôi vẫn luôn thấy tiếc vì thời gian chúng tôi học với thầy quá ít ỏi. Đến nỗi, tôi cứ cảm thấy áy náy vì chưa làm được cho thầy điều gì cả. Thầy đã dạy dỗ 12 đứa học sinh chúng tôi rất chu đáo. Thầy dạy chúng tôi mẹo làm toán nhanh, dạy cả cách làm một bài văn thế nào cho đúng yêu cầu nữa. Thầy có hẳn một kho tàng truyện cười, tôi nghĩ thế, nên cứ lúc nào chúng tôi mệt là thầy lại kể cho chúng tôi nghe. Học với thầy, chúng tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Nhà thầy ở xa trường hơn 20 cây số, thế mà dù nắng hay mưa, thầy luôn đến lớp đúng giờ. Thầy đến, mang cho chúng tôi bao nhiêu là điều mới lạ. Thầy như cơn gió thổi vào lòng những đứa học sinh lam lũ của mình những luồng gió mới. Thầy như tia nắng ban mai thắp sáng ước mơ tôi, gieo cho chúng tôi bao nhiêu ước mơ và hoài bão.

Thầy vẫn bảo: “Nếu chỉ được một lần duy nhất đi trên con đường đầy hoa, các con sẽ chọn bông hoa nào?”. Giờ thì, con đã hiểu thầy nói gì rồi, thầy ạ. Con sẽ chọn cho con “bông hoa” cơ hội nào đẹp nhất. Thầy cũng bảo thầy không có con, thế nên thầy xem chúng tôi như con của mình vậy. Thầy đối xử với tôi rất tốt. Thế nên chúng tôi vẫn cố gắng làm thầy vui, như cách những đứa con đang báo hiếu cho cha mình vậy.

Thầy trò chúng tôi đã gắn bó với nhau như thế đấy. Ấy vậy mà, sự thật thật trớ trêu. Giữa học kỳ II lớp 4, thầy phải chuyển trường. Khi nghe thầy hiệu phó nói, chúng tôi như không tin vào tai mình. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy. Đó là thứ 2, ngày 21, tháng 2. Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Thầy của tôi sắp phải xa chúng tôi rồi! Phải làm thế nào đây? Thầy cũng đã rơi nước mắt đấy. Thầy trò chúng tôi cứ nhìn nhau mà khóc suốt. Thầy dặn chúng tôi: “Các con ở lại nhớ nghe lời thầy giáo mới, phải chịu khó mà học hành. Cơ hội đến với người ta không nhiều, thế nên các con phải biết nắm bắt. Chúc các con sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Thôi, chào các con ở lại, thầy đi đây! “Chúng tôi đã khóc nhiều lắm. Tôi còn ngây thơ hỏi: “Thầy đi thì bao giờ về ạ?”. Tôi đã từng nghĩ, thầy giờ đã không còn là thầy của tôi nữa rồi!

Nhưng mà không phải vậy đâu, thầy vẫn mãi là thầy của chúng tôi chứ. Bây giờ, mỗi sớm mai thấy thầy, tôi vẫn không quên chào thầy. Và, thật vui, thầy vẫn nhận ra tôi, thầy còn cười với tôi nữa. Tôi cũng rất tự hào vì đến giờ tôi vẫn làm theo lời thầy dạy: Biết tôn sư trọng đạo, biết ơn người có ơn với mình. Hạnh phúc hơn là, hồi lớp 7, khi tôi viết truyện về thầy, truyện của tôi được giải ba đấy. Thầy ơi, thầy có biết không, con viết về thầy được giải ba đấy, thầy ạ !

Đã hơn 4 năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được thầy. Có lẽ vì thầy là kỉ niệm khó quên trong lòng tôi. Tuy xa thầy rồi, nhưng những bài học thầy dạy tôi vẫn chưa quên. Thầy ơi, tuy hôm nay đã là 26/11 rồi, nhưng con vẫn nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con chúc thầy mạnh khỏe, có một cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt là thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình. Và. thầy hãy chờ xem con thực hiện ước mơ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Toán học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo