LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em biết gì về cây đàn bầu?

Em biết gì về cây đàn bầu ?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
456
2
1
Ngố Liên
02/11/2020 20:21:55
+5đ tặng

Đàn bầu (chữ Nôm: 彈匏) hay độc huyền cầm (chữ Hán: 獨絃琴, nghĩa là đàn một dây), là một loại nhạc cụ truyền thống của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca... Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.[1]

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Tú Uyên
02/11/2020 20:23:04
+4đ tặng

Đàn bầu là một nhạc khí độc đáo của Việt Nam chỉ có một dây duy nhất, không có phím, dùng cần đàn (vòi đàn) để tạo nên những cao độ trầm bổng trong âm nhạc.


Đàn bầu hay Đàn một dây

Cây đàn này ngày xưa gọi là “đàn một dây”, về sau mặt đàn đóng bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ vông, thành đàn bằng gỗ trắc và để quả bầu vào cho đẹp, nên gọi là Đàn bầu.

Đàn bầu trước đây đã có sự chú ý của nhiều giới trong và ngoài nước. Mới đây đã có người phát hiện một sử liệu cho biết cây Đàn bầu có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, chứ không phải mới có gần đây. Sang cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đến nay, trong và ngoài nước đều có những cá nhân và tập thể nghiên cứu về cây Đàn bầu dần dần được kế thừa phát triển lên tới mức cao, cả về hình dáng cũng như nội dung, kỹ thuật. (Lời phát biểu của Giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu âm nhạc việt Nam tại Hội nghị tọa đàm Hội đàn bầu lần thứ nhất ngày 8-3-1979 ở thủ đô Hà Nội)

Đàn bầu Ià bạn thân tình của người lao động Việt Nam. Đêm khuya dưới ánh trăng thanh, bên lũy tre xanh hay trên bến đò, đường phố, góc chợ người lao động được thổ lộ tâm tình của mình qua tiếng đàn nỉ non, thánh thót nói lên tất cả nỗi lòng người dân nô lệ, người dân mất nước, và cũng từ cuộc đời trần tục ấy cây đàn một dây đã ngự chốn cung đình, cất cao tiếng xé ruột, xé lòng bọn vua chúa quan lại – đòi tự do, đòi cơm no, áo ấm.

Với cuộc đời thăng trầm của cây Đàn bầu một dây. Cách mạng về đã đem lại tự do cho tiếng đàn cất cánh bay cao.

Cây đàn dân gian ấy năm 1955 được nhạc sĩ giảng viên Lê Yên, Tô Vũ – Hiệu trưởng Tạ Phước Trường âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ đề xướng dựa vào chương trình giảng dạy đào tạo chính quy của trường, người giảng viên Đàn bầu đầu tiên là cụ Vũ Tuấn Đức và học trò của cụ là giảng viên Nguyễn Bá Sách đã đào tạo ra hàng loạt nghệ sĩ đàn bầu tài giỏi cho đất nước hôm nay. Những nghệ sĩ tài giỏi ấy không ngừng đóng góp công lao của mình vào việc kế thừa, phát triển, cải tiến nâng cao cây đàn phù hợp với thời đại lịch sử của xã hội.

Theo GS Trần Quang Hải, cây Đàn Bầu ra đời xuất phát điểm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ – Việt Nam.

Những năm vào thập kỷ 60, Nghệ sĩ Mạnh Thắng người đầu tiên đã cải tiến đưa phần khuếch đại âm thanh vào đàn bầu, tăng thêm cái hay và tinh túy trong cây đàn mà không ảnh hưởng gì đến bản chất truyền cảm của nó. Ông cũng là người sáng chế ra lối que gảy ngắn và là người đầu tiên đưa đàn bầu đi trình diễn quốc tế mang về giải thưởng cao quý cho Tổ quốc Việt Nam.

Nghệ sĩ ưu tú Đức Nhuận – người đầu tiên phát minh ra lối kỷ thuật đánh bồi âm trên bồi âm và vê (trémolo) trên một sợi dây đàn bầu.

Đến nay lớp lớp nghệ sĩ đàn bầu trẻ cũng đang phơi phới vươn lên phát triển không ngừng.

Từ một nhạc cụ dân gian cấu trúc đơn sơ, với tính năng phong phú, đa dạng cây đàn bầu đã chiếm một vị trí đáng kể trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, đóng góp vào kho tàng nhạc truyền thống quý báu của Việt Nam.

1
1
Trà My
02/11/2020 20:23:31
+3đ tặng

Đàn bầu là nhạc cụ truyền thống xuất hiện bên cạnh các nhạc cụ cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác và chuyển soạn một số bản nhạc dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu kết hợp tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca… Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.

Giới nghiên cứu âm nhạc hiện nay chưa tìm ra thời điểm xuất hiện đàn bầu. Theo Tân Đường thư quyển 222, Liệt truyện 147: Nam Man hạ thì trong số các nhạc cụ do nước Phiếu (Phiếu, cổ Chu Ba dã, tự hào Đột La Chu, Đồ Bà quốc nhân viết Đồ Lý Chuyết. Tại Vĩnh Xương nam 2.000 lý, khứ kinh sư 14.000 lý. Đông lục Chân Lạp, tây tiếp Đông Thiên Trúc, tây nam Đọa Hòa La, nam chúc hải, bắc Nam Chiếu. Địa trường 3000 lý, quảng 5000 lý…) dâng lên vua Đường (niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) thời Đường Đức Tông) đã thấy xuất hiện độc huyền bào cầm (đàn 1 dây)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư