Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra.
Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó.
Cách ứng xử khôn khéo hòa nhã, sẽ được nhiều người yêu quý, kính nể tôn trọng. Trong công việc làm ăn kinh doanh bạn dễ dàng thiết lập được các quan hệ tốt với đối tác. Trong cuộc sống bạn dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh mình, tạo được uy tín, tiếng nói riêng.
Trong học tập khi bạn biết cách cư xử, thì được bạn bè nể phục yêu mến. Giỏi mà không kiêu căng tự phụ, biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, đó mới là điều đáng trân trọng.
Trong xã hội rất nhiều người thiếu may mắn hơn chúng ta, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn bần cùng phải đi ăn xin, ăn mày sống cảnh lang thang đầu đường, nhưng không ít nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ tạo cho họ những mái nhà chung, những nơi che nắng che mưa, tạo công ăn việc làm cho họ.
Văn hóa ứng xử Những người đó thật sự là những mạnh thường quân khiến người đời phải nể trọng ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng không ít người chưa biết cách ứng xử, khi có tiền thì tỏ thái độ hách dịch, trịch thượng, vào một quán ăn thì quát nạt người phục vụ, rồi tỏ vẻ ta đây có tiền là khác vip phải cung phụng chu đáo. Bởi họ luôn nghĩ người có tiền là người có quyền.
Nhiều người có chút kiến thức, đã tưởng mình thần thánh lắm rồi, đi đâu cũng tỏ vẻ hay chữ, rồi coi thường người khác vô học này nọ. Mở mồm ra là chê bai người khác thiếu giáo dục. Nhưng thực chất chính họ đang thiếu văn hóa hơn ai hết, bởi họ là người có học mà cũng như không học.
Cách cư xử có được cũng do quá trình rèn dũa uốn nắn từ bé của cha mẹ, người thân. Những người có nền giáo dục tốt, cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực hướng con cái tới điều hay lẽ phải. Thì những người con trong gia đình đó khi lớn lên cũng sẽ trở thành những người có cách ứng xử văn hóa, lễ nghĩa.
Những gia đình cha mẹ ly hôn hoặc cha mẹ làm nghề trái đạo đức chuyên buôn gian bán lận, hay cờ bạc rượu chè, thì con cái cũng trở nên khó bảo, hư hỏng và dễ đi theo vết xe đổ của cha mẹ tạo ra. Bởi chính cha mẹ là tấm gương để cho con cái soi vào học tập.
Nhiều gia đình giàu có, cha mẹ thương yêu chiều con cái quá mức, cái gì cũng cung phụng đáp ứng yêu cầu của con cái vô điều kiện khiến cho con cái họ mắc bệnh công chúa, hoàng tử, luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, ích kỷ với những người xung quanh, không biết chia sẻ, thương yêu những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, khinh ghét người nghèo hèn, sống ỷ lại vào bố mẹ.
Những cách giáo dục như vậy sẽ không cho ra đời những người con biết cách ứng xử tốt được. Chính vì vậy, để tạo ra những mầm non tương lai tốt thì chính cha mẹ phải uốn nắn con cái mình ngay từ khi còn nhỏ, dạy trẻ biết điều hay lẽ phải, biết phân biệt đúng sai, yêu thương con người.
Có như vậy khi lớn lên trẻ mới trở thành người sống đạo đức, ứng xử đúng mực, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ.