3.1.1.Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu: Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán-Việt:
- Các âm tiết có phụ âm đầu l, m tắc-thanh hầu-vô thanh /ʔ/ và mang thanh điệu bổng (ngang, hỏi, sắc), ví dụ: an, án, am, ám, ôn, ổn,...;
- Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mang thanh điệu bổng, ví dụ: gia, giá, giả, gian, gián, giản, giang, giáng, giảng, giam, giám, giảm, ... ;
- Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: chu, chú, chủ, chương, chướng, chưởng, ... ;
- Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: khai, khái, khải, kha, khuyển, khuyết, khoáng, ... ;
- Các âm tiết Hán-Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mang các thanh điệu “ngang”, “ng.”, “nặng”, ví dụ: mao, mo, mạo, nơ, nỗ, nộ, nhi, nhĩ, nhị, nghiêm, nghiễm, nghiệm, ngư, ngữ, ngự, liêu, liễu, liệu, vi, vĩ, vị, dung, dũng, dụng. Để cho dễ nhớ qui tắc trên, Nguyễn Tài Cẩn đã đặt thành một câu: “Mình nên nhớ viết là dấu ngã”.
- Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / và /ɣ/ là thuần Việt, không phải là âm tiết Hán-Việt;
3.1.2. Căn cứ vào vần:
- Các vần chỉ có trong từ ngữ Hán - Việt: -uyn (trừ ngoại lệ: chuyền, chuyện), -uyêt, -ưu, -uy.
- Những âm tiết có vần – êt đều là thuần Việt, trừ kết.
- Các âm tiết có vần - âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán - Việt. Cụ thể: tâm, tẩm, cẩm, lâm, khâm, trâm,…là từ Hán- Việt. Có thể dựa vào trật tự cú pháp của từ ngữ và ý nghĩa khái quát để phân biệt các từ ngữ thuần Việt và Hán - Việt trong trường hợp này.
- Các âm tiết có kết hợp âm - oa, -oan/ -uan, -oat thuộc về thuần Việt và cả Hán-Việt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ Hán-Việt, cụ thể: noa (thê noa), noãn (trong
noãn sào, noãn cầu,…); có vần được viết là - uan, chỉ có trong từ Hán-Việt, và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản.