LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về câu chuyện cảm động về người thân đã đi xa

Kể về câu chuyện cảm động về người thân đã đi xa

2 trả lời
Hỏi chi tiết
794
3
1
Lâm
07/11/2020 20:33:25
+5đ tặng
Tuổi thơ của bố rất khó nhọc. Những lúc rảnh rỗi, bố thường kể cho tôi nghe về những ngày thơ ấu vất vả ấy. Những chuyện đó bao giờ cũng khiến tôi vô cùng xúc động. Qua đó, bố đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học nhưng câu chuyện về đôi giày của bố đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm.
 
Ngày còn đang đi học, bố chịu nhiều thiệt thòi hơn so với chúng bạn. Biết gia đình mình nghèo nên không bao giờ bố đua đòi theo chúng bạn. Bố luôn chịu khó học tập. Về nhà, bố giúp đỡ ông bà những công việc ở nhà. Một hôm, bà đưa bố đi chợ chơi. Khi đi qua cửa hàng bán giày, bà muốn mua cho bố một đôi giày mới. Đôi giày của bố đã cũ quá rồi. Dù rất thích có đôi giày mới nhưng bố nghĩ đến cảnh ông bà lại phải tiết kiệm hơn, chịu nhiều vất vả hơn. bố lại không đành lòng. Bố bảo: "Con không thích đôi giày ấy đâu. Giày của con nhìn cũ thế này thôi nhưng vẫn còn tốt lắm". Bố kéo tay bà nội đi qua cửa hàng giày.
 
Ngày hôm sau, bố sang nhà bác hàng xóm và nói với Bác hàng xóm: "Bác ơi, khi nào bác có việc gì làm thì bác nhớ bảo cháu với nhé". Bố đã kể cho bác hàng xóm nghe về ước muốn có một đôi giày thay cho đôi giày của bố đã sắp hỏng. Bác hàng xóm rất ngạc nhiên khi bố xin "Bác đừng nói cho bố mẹ cháu biết. Bác phải giúp cháu giữ bí mật". Bác hàng xóm vui vẻ đồng ý.
 
Từ hôm đó, cứ sau giờ học, bố lại đi làm vận chuyển với bác hàng xóm. Công việc vận chuyển bao gạo vô cùng vất vả. Người bố thì gầy gò và nhỏ bé. Bê những bao gạo nặng như vậy nhưng bố vẫn cố gắng, không kêu tiếng nào. Lần nào về đến nhà, mình mẩy cũng đau nhừ và nhức mỏi khắp nơi. Hai tay bố phồng rộp lên. Bố mệt đến mức chẳng buồn ăn cơm. Về nhà, bố chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhưng sợ ông bà phát hiện, bố vẫn phải tỏ ra bình thường. Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày, bố vuốt lại cho thẳng, kẹp vào một quyển vở. Dù có bận nhưng ngày nào bố cũng ghé qua cửa hàng bán giày, ghé mắt vào ngắm đôi giày một lúc cho đỡ thèm, sau đó, lại nhanh chóng chạy đến chỗ làm cùng bác hàng xóm.
 
Để mua được đôi giày đó, bố đã dành dụm và tích góp tiền trong suốt ba tháng trời. Ngày nào cũng như ngày nào, không quản nắng mưa, bố vất vả làm việc. Bố đã biết tự mình lao động, dành dụm để mua đôi giày mới. Đó là một bài học giúp bố hiểu thêm giá trị của sức lao động.
 
Và bố đã giữ gìn đôi giày cẩn thận trong những năm đi học. Tôi thấy thương bố quá. Tôi luôn được bố mẹ mua cho những thứ tôi thích, chơi chán tôi lại vứt đi, chẳng hề thấy tiếc. Câu chuyện của bố đã dạy cho tôi phải biết quý trọng đồ vật của mình. Biết quý trọng nó cũng là biết yêu bố mẹ, biết trân trọng tình cảm và sức lao động của bố mẹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ Chí Dũng
07/11/2020 20:35:46
+4đ tặng

Hôm nay, trong lúc dọn phòng tôi chợt thấy chiếc khăn tay mà bà nội đã tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Tôi ngồi xuống, nhìn chiếc khăn đang cầm trên tay mà những hình ảnh về người bà yêu dấu cứ hiện về.

Tối hôm đó là bữa tiệc sinh nhật của tôi, bạn bè tôi tới dự đông đến nỗi ngồi chật cả nhà. Chúng tôi ăn uống và trò chuyện giống như một cái chợ vỡ.

Tuy vậy, tôi rất vui vì các bạn đến đông đủ và tặng tôi rất nhiều quà. Một lát sau, từ trong phòng bà có tiếng dép lẹp xẹp, rồi bà tôi từ từ bước ra. Năm đó, bà tôi đã ngoài bảy mươi rồi, bà không còn khỏe nữa, cứ mỗi độ trở trời là bà lại ốm và ho. Bà rất thương tôi, có những hôm tôi ốm, bà vẫn thức trắng đêm trông nom tôi. Bà luôn bảo vệ, che chở, yêu chiều tôi, vì vậy nên tôi cũng rất quý bà. Thấy bà đi ra, chúng tôi vội đứng dậy chào và đỡ bà ngồi xuống ghế. Tôi nói với bà:

– Bà ơi bà đang ốm, bà ra đây ồn lắm.

Bà ân cần đáp:

– Biết thế, nhưng sinh nhật cháu, bà phải ra chúc mừng cháu và tặng cháu món quà chứ.

Nói rồi bà đưa cho tôi một chiếc hộp giấy nhỏ được gói cẩn thận bằng giấy bóng màu hồng, phía trên còn thắt nơ nữa. Tôi rưng rưng đỡ lấy chiếc hộp. Xong bà nói: “Các cháu cứ vui tiếp đi”, rồi lại đi vào phòng.

Nhìn món quà tôi muốn mở ra ngay, nhưng cuối cùng cũng đợi được đến hết buổi tiệc. Ngồi trong phòng mình, món quà đầu tiên tôi mở là của bà.

Tôi cẩn thận bóc từng lớp giấy mà trong lòng háo hức mong đợi. Rút ra trong hộp một chiếc khăn tay có thêu một chú chim nhỏ xinh, tôi thở dài thất vọng. Để chiếc khăn ra một bên, tôi tiếp tục mở quà mà không hay chiếc khăn đã rơi xuống đất lúc nào.

Đêm đó, tôi ngủ giữa đống đồ chơi. Trong giấc ngủ mơ màng hình như có người nhẹ nhàng bước vào phòng đắp chăn cho tôi, hình như người đó còn đến bên bàn đồ chơi, cúi xuống làm gì đó. Sáng dậy, tôi chưa kịp chui ra khỏi chăn thì đã thấy bố tôi đứng trước cửa phòng, bố đi vào nhìn tôi, chừng như giận dữ, bố nói: “Con có biết con đã làm gì không?”. Tôi chẳng hiểu chuyện gì, nên đành thưa: “Con đã làm gì không phải ạ?”. Mắt bố dịu đi đôi phần, khẽ lắc đầu: “Tại sao con cổ thể vô tâm trước món quà của bà, món quà mà bà đã thức trắng bao đêm để thêu cho con. Con có biết làm như vậy bà con sẽ buồn lắm không?”. Tôi ấp úng quay ra nhìn chiếc khăn tay đã nằm ngay ngắn trên bàn. Thì ra đêm qua bà là người đã vào phòng tôi.

Tôi vội tụt xuống đất, chạy ngay đến phòng bà, nhưng khi đến nơi tôi lại chỉ dám hé cửa nhìn bà. Tôi muốn vào xin lỗi bà, nhưng đôi chân nặng trĩu, cổ họng nghẹn ứ, không sao nói nên lời. Tôi từ từ quay về phòng, thầm nghĩ để chuyện nguôi đi rồi sẽ xin bà tha thứ. Ngồi bên đống đồ chơi tôi chẳng thiết, chỉ chăm chú nhìn chiếc khăn của bà mà thôi. Không đầy một tháng sau bà tôi phải nhập viện vì ốm quá nặng. Ngồi bên bà, tôi cảm thấy ân hận quá, lòng tôi đau nhói, khóe mắt tôi cay cay, rồi nước mắt cứ trào ra, tôi không dám khóc to vì sợ bà tỉnh giấc. Trước khi mất bà đã nói với tôi: “Những ngày ở trên giường bệnh là những ngày bà hạnh phúc nhất, vì bà đã được sống trong tình yêu thương của cháu. Bà muốn cháu hãy dũng cảm lên, đừng khóc nữa và phải học giỏi”. Tôi hứa với bà như vậy và vội xin lỗi bà về chuyện chiếc khăn tay. Tôi chưa nói xong thì tay bà đã rời tay tôi, nhưng hình như trên môi bà thoáng nở nụ cười, tôi gục xuống ngực bà. Bà mất, tôi không khóc, không phải tôi không muốn khóc mà là bởi lời hứa thiêng liêng của tôi với bà trước lúc bà ra đi mãi mãi. Tôi chỉ nắm chắc chiếc khăn tay đã thấm hết nước mắt xót xa, ân hận. Đứng bên mộ bà tôi thấm buồn: Vì lần nữa, có những việc không bao giờ ta kịp sửa chữa để phải ân hận suốt đời.
Bây giờ, cầm chiếc khăn trên tay, tôi thầm nghĩ: “Bà ơi! Cháu không bao giờ quên được bà đâu, bởi mỗi lần nhìn kỉ vật thiêng liêng này tâm hồn cháu sẽ bé lại để bay tới bên bà và được bà vỗ về yêu thương 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư