Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phong trào giải phóng dân tộc sau 1945 được chia làm mấy giai đoạn,khởi nghĩa đầu từ khu vực nào

Phong trào giải phóng dân tộc sau 1945 được chia làm mấy giai đoạn,khởi nghĩa đầu từ khu vực nào?Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với các dân tộc Á,Phi,Mĩ Latinh?
Giúp mình với mai kiểm tra rồi ạ!

2 trả lời
Hỏi chi tiết
248
2
0
Lê Thái Bảo
09/11/2020 19:12:18
+5đ tặng

hong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945.

Trước Thế Chiến II, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực, vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như In- đô-nê-xi-a và Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.

Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến II làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen...) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Tại một số nước thuộc địa, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân, kêu gọi trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, đặc biệt đến Đại hội Đồng Liên hiệp Quốc 1963 đã thông qua tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức chế độ phân biệt chủng tộc. Sự đấu tranh giành quyền tự do bình đẳng và quyền con người vẫn tiếp tục diễn ra tại ngay cả các nước đã độc lập. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ Nam Phi sau hơn 300 năm tồn tại vào năm 1994.

Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa tại các nước. Trong khi đó, nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ, nhiều người cho đó là Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.

Từ cuối thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vương Nguyệt Như
09/11/2020 20:36:14
+4đ tặng
          Giai đoạn 1: từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX   
     Từ 1945 nhiều nước châu Á- Phi -Mỹ La-tinh giành độc lập
   Châu Á:
    Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng ,nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy đấu tranh giành độc lập sớm nhất ở Indonesia 17 / 8/ 1945 ,Việt Nam  2 /9/1945 và Lào  12 /10 /1945
    Phong trào lan nhanh sang các nước Nam Á :Ấn Độ  (1947)
    Châu Phi:
    Các nước Bắc Phi giành độc lập sớm nhất:  Ai Cập (1952) ,An-giê -ri ( 1954 - 1962)
      1960 được mệnh danh là "năm châu Phi" với 17 nước giành độc lập.
      Mỹ La -Tinh
    1-1-1959 cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro giành thắng lợi.  Chế độ độc tài thân Mỹ bị lật đổ.
     =>Như vậy tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản bị sụp đổ.
    Giai đoạn 2 :từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
     Phong trào đấu tranh giải phóng dân phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ăng- gô - la,Mô- dăm - bích ,và Ginê Bít - xao,nhằm lật đổ chế độ thống trị Bồ Đào Nha
   => Như vậy sự tan rã của thuộc địa Bồ Đào Nha là  thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng.
   Giai đoạn 3 :từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
     Cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới hình thức "chế độ phân biệt chủng tộc
       Chính quyền của người da đen được thành lập:
            Dim - ba - bu - ê (1980)
             Nam - mi - bi - a (1990)
            Cộng  hòa Nam Phi (1993)
     =>Như vậy hệ thống thuộc địa của như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc hoàn toàn bị sụp đổ
     

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo