Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân xưa như Lão Hạc, chị Dậu vẫn được người nông dân ngày nay kế thừa và phát huy. Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng 1 đoạn văn từ 7 - 10 câu

3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.964
2
9
Phương Dung
02/12/2017 20:30:41

Trong suốt chiều dài 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, người phụ nữ đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc dựng xây, bảo tồn, trau dồi, kế thừa, phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp từ đời này sang đời khác. Sự đóng góp không tên và thầm lặng của họ đã đúc kết nên những giá trị đạo đức truyền thống: anh hùng, đảm đang, yêu nước, nhân ái, thủy chung, nghĩa tình, giàu đức hy sinh.

Người phụ nữ Việt với những phẩm chất tốt đẹp ngàn đời đã góp phần tạo nên linh hồn dân tộc

Người phụ nữ Việt không chỉ đơn giản người mang sinh linh nhỏ bé đến thế giới này. Họ còn đóng góp to lớn trong việc hình thành nhân cách của thế hệ sau, rộng hơn nữa là tinh thần, nếp sống của cả một dân tộc. Đúng như nhiều triết gia từng nói: “Giáo dục một người đàn ông thì được một gia đình tốt nhưng giáo dục người phụ nữ thì được cả một thế hệ tốt”. Câu nói đó có thể xem như một lời ngợi khen đối với phụ nữ nhưng cũng cho thấy trọng trách nặng nề mà mỗi người phụ nữ Việt đang gánh vác trên vai.

Với những thuận lợi về nền tảng kinh tế, xã hội từ những ngày đất nước đổi mới, người phụ nữ ngày càng có điều kiện để phát huy toàn bộ những khả năng tiềm ẩn và những phẩm chất tốt đẹp đã được bồi dưỡng từ khi còn nhỏ và được truyền thụ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, song song với những thuận lợi, vẫn còn tồn tại rất nhiều mặt trái, khiến cho những chuẩn mực thay đổi mạnh mẽ.

Người Việt Nam từ xưa đến nay đều quá quen thuộc với câu nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Người phụ nữ được xem là có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một nền tảng gia đình bền vững.

Tuy nhiên, người phụ nữ hiện đại, bên cạnh việc xây tổ ấm còn phải gánh vác rất nhiều trọng trách trong công việc. Đôi khi, vì có quá nhiều nghĩa vụ người phụ nữ phải thực hiện, họ cảm thấy bị quá tải và không biết cần phải tuân theo những chuẩn mực nào.

Ngày nay, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam hiện đại được gói gọn trong 4 chữ: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Trong 4 chữ vàng ấy, có hai tiêu chí điển hình cho thế hệ phụ nữ trẻ, đó là “tự tin”, “tự trọng”, hai tiêu chí còn lại là “trung hậu”, “đảm đang” vốn là truyền thống quý báu của dân tộc được duy trì và gìn giữ cho đến tận ngày nay. Đây đều là những tiêu chí đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ mọi thời đại, có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, phẩm chất này nhiều khi là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để dẫn đến phẩm chất khác.

“Tự tin” là phẩm chất tiên quyết được đề cao trong xã hội hiện đại. Đây là một điểm mới đối lập với người phụ nữ truyền thống. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, hơn 1000 năm bị giặc phương Bắc đô hộ, sống trong thời kỳ phong kiến không chối bỏ chế độ đa thê, người phụ nữ trở nên nhỏ bé, tự tin, nhiều khi bị coi như con tôm, con tép, thấp cổ bé họng, không được quyền lên tiếng, không được quyền phản kháng. Người phụ nữ xưa còn trẻ thì sống phụ thuộc vào gia đình, đặt đâu ngồi đó, lấy chồng thì phải phụ thuộc vào quyết định của chồng, về già thì phải nương nhờ con trai. Đến nay vẫn còn lưu truyền câu nói nổi tiếng về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tam tòng tứ đức đã trở thành một trong trong những xiềng xích trói buộc người phụ nữ.

Trái ngược với những rào cản trong thế hệ xưa, ngày nay, người phụ nữ, mặc dù chưa xóa bỏ hết được những rào cản, nhưng đã phần nào có chỗ đứng, tiếng nói và có quyền bình đẳng hơn với nam giới trong công việc, cuộc sống. Phụ nữ ngày nay có quyền tham gia chính trị, quản lý đoàn thể, lãnh đạo,... Họ dám nghĩ, dám làm, tin tưởng vào khả năng của chính bản thân mình. Họ thấu hiểu những khiếm khuyết, tìm cách khắc phục và phát huy hoàn hảo những mặt mạnh, đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển nên kinh tế quốc gia. Ngày nay, rất nhiều nữ doanh nghiệp đã được tôn vinh, trở thành điểm sáng về người phụ nữ tự tin trong thời hiện đại.

Tuy nhiên, tự tin không phải là tự cao. Người phụ nữ tự tin đủ để không tự ti, nhưng vẫn giữ được sự khiêm tốn, trân trọng giá trị và thành quả của người khác, luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi, rèn luyện các kỹ năng sống, sức khỏe, duy trì và gìn giữ vẻ đẹp từ trong ra ngoài.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
7
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
02/12/2017 20:30:45
Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.
Cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện Lão Hạc
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.

Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.
Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.
6
7
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều. 
Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư