Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một bài văn ngắn về công ơn thầy cô giáo

Em hãy viết một bài văn ngắn về công ơn thầy cô giáo 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
414
1
0
Mai Thy
10/11/2020 20:19:52
+5đ tặng

Biết ơn thầy cô hay còn gọi là truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những đức tính quý báu mà ông cha ta đã lưu truyền hàng ngàn năm qua. Nó cũng được ví như một kim chỉ nam xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử và trở thành một đạo lý để con cháu ngàn đời noi theo. Bởi “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Trong kho tàng đồ sộ của dân tộc có hàng ngàn câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề gia đình, tình yêu, tuy nhiên có lẽ được nhiều người biết đến nhất là câu nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Câu ca dao đề cao và nhấn mạnh vai trò to lớn của những người đã giúp đỡ nâng đỡ ta trong cuộc đời. Nếu như bố mẹ cho ta hình hài thì thầy cô chính là những người cho ta cả bầu trời tri thức. Thật khó có thể chọn được công lao sinh thành hay dưỡng dục là hơn, chỉ có thể nói ngắn gọn rằng đó chính là hai thứ có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Truyền thống tôn sư trọng đạo đã tồn tại giữa lòng dân tộc cả ngàn năm qua và nó trở thành một trong những phẩm chất vô cùng quý báu. Bằng chứng có thể kể đến đó là những tấm gương đáng để chúng ta noi theo.

Xưa kia cụ Chu Văn An là một nhà giáo giỏi, danh tiếng của cụ được lưu truyền trong lịch sử dân gian. Cụ về quê mở lớp dạy học và trong số những học trò của cụ có rất nhiều người đã đỗ quan to, làm những chức vụ lớn của triều đình. Một trong số đó có thể kể đến như Phạm Sư Mạnh một trong những học trò thành danh nhất của cụ. Thế nhưng không vì thế mà ông tỏ ra thất thố với người thầy của mình. Mỗi lần có dịp về thăm thầy ông chỉ dám đứng từ ngoài vái chào, lúc vào nhà không bao giờ dám ngồi cùng sập với thầy mà xin phép ngồi xuống dưới. Trả lời lễ phép gọn ghẽ những câu hỏi của thầy. Đó mới thấy dù con người ta ở vị trí nào trong xã hội thì đạo làm trò cũng không bao giờ bị sai lệch.

Hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại, người ta tìm thấy cuốn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc học sinh trường cấp 3 Từ Liêm Hà Nội. Trong những năm tháng khốc liệt mưa bom lửa đạn đấy thế nhưng trong đầu của anh chiến sĩ vẫn không nguôi nhớ đến những lời dạy của thầy Lưu. Hai tháng trước khi hi sinh ở chiến trường Quảng Trị, người chiến sĩ đó viết: “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Những lời dạy của thầy chính là hành trang tư tưởng lớn lao để anh vượt qua những năm tháng đầy đau thương khốc liệt đó.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn vẫn được xã hội chúng ta tiếp nối và phát huy. Bằng chứng là cả nước dành một ngày 20/11 là hiến chương nhà giáo. Nhằm tôn vinh và ghi nhớ công lao của những thế hệ trồng người vĩ đại của dân tộc.

Bên cạnh những tấm gương học sinh tốt, thì cũng còn đâu đó những cá nhân chưa hoàn thiện. Vẫn còn những hành động tiêu cực như chưa chăm chú học tập, vi phạm ý thức kỉ luật nhà trường, chưa vâng lời thầy cô. Song nó chỉ như những tiêu cực nhỏ bé mà thôi.

Chúng ta những người đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn còn được uốn nắn dạy bảo dưới bàn tay của các thầy cô hãy thể hiện mình là những người hiếu học, chăm ngoan về đạo đức. Bởi lẽ không có thầy thì đố mày làm nên. Nhớ về cội nguồn biết ơn người đã dìu dắt nâng đỡ mình cũng chính là thước đo của nhân cách con 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Đại Hải
10/11/2020 20:20:51
+4đ tặng

"Có một nghề bụi phấn bám vào tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đoá hoa thơm"

Đó là nghề giáo viên cao quý, một nghề đã ban tặng cho chúng em những người thầy, người cô đáng trân trọng. Em đã từng được học với rất nhiều những người giáo viên tâm huyết, ai cũng để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Nhưng có lẽ, người mà em nhớ nhất là cô giáo dạy Văn đáng quý.

Đó là cô Lan Anh, cô vừa chủ nhiệm vừa dạy văn em năm lớp 6. Cô mới ra trường hai năm nên rất trẻ và xinh đẹp. Cô không quá cao nhưng dáng người gọn gàng, xinh xắn. Mái tóc ngắn ngang vai được nhuộm màu hạt dẻ làm nổi bật thêm làn da trắng hồng của cô. Đôi mắt đen huyền cùng nụ cười vô cùng ấm áp, chiếc răng khểnh vô cùng duyên dáng càng làm nổi bật nụ cười của cô. Là giáo viên nên cô cũng không quá cầu kỳ trong trang phục, mỗi ngày đến lớp cô mang những chiếc váy dài ngang gối cùng áo sơ mi thanh lịch. Những ngày đầu tuần, cô mang áo dài tím nhìn rất dịu dàng và nữ tính. Nhìn cô mang áo dài đứng lớp, chúng em ai cũng trầm trồ bởi vẻ đẹp ấy. Những ngày hoạt động ngoại khoá, cô lại chọn cho mình chiếc áo phông cùng quần jeans năng động. Bởi vậy mà mọi người ai cũng nhận xét là cô rất tinh tế trong cách ăn mặc.

Mỗi tiết dạy của cô luôn chứa đựng những điều hấp dẫn và thú vị. Từ một đứa rất khó chịu với Văn học em trở nên thích thú và luôn chờ đợi mỗi tiết dạy của cô. Chính cô là người đã truyền lửa đam mê học Văn cho em. Nhìn cách dạy, cách truyền đạt trong mỗi lời thơ, câu chuyện, em cảm nhận được sức trẻ và sự nhiệt huyết của cô. Cô luôn bảo với lớp rằng: "Văn học là nhân học, mỗi bài văn luôn chứa đựng những giá trị và bài học trong cuộc sống". Với những người đồng nghiệp của mình, cô luôn hoà đồng và giúp đỡ mọi người, sự thân thiện ấy khiến các thầy cô trong trường đều bị chinh phục và yêu thương cô nhiều hơn.

Một kỉ niệm với cô mà em không thể nào quên đó là vào ngày tổng kết kì 1 của năm. Sau khi trao tặng quà và tuyên dương cho các bạn có thành tích trong học kỳ vừa qua, cô gọi em lên và tặng cho em một món quà. Đó là một bộ quần áo mới tinh, lúc này, phân vân và do dự, em cúi mặt xuống, thưa cô:

- Dạ cô, con có đóng góp được gì cho lớp đâu mà được nhận quà ạ?

Cô mỉm cười hiền dịu rồi xoa đầu em bảo:

- Là thành viên của lớp ai cũng đóng góp phần mình vào tập thể con ạ. Cô rất hiểu suy nghĩ của con bây giờ, nhưng cô tin là con đã cố gắng rất nhiều trong kỳ học vừa qua. Qua tìm hiểu, cô biết được những khó khăn mà gia đình con đang trải qua, nhưng rồi nếu ta biết cố gắng, mọi người cùng yêu thương thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn con nhé.

Rồi cô tiếp lời:

- Con ạ, cô và cả lớp cùng gom góp, tặng còn bộ quần áo mang ngày đầu năm mới. Món quà tuy nhỏ nhưng là tấm lòng của mọi người. Còn hãy vui vẻ và nhận nó con nhé!

Em hạnh phúc và xúc động khi được sống trong sự yêu thương và ấm áp mà mọi người dành cho mình. Có lẽ, suốt cuộc đời này, những nghĩ suy và cảm xúc lúc ấy em sẽ chẳng bao giờ quên được.

Em đã từng nghĩ rằng sẽ chẳng có ai yêu thương mình như ba mẹ, người thân. Nhưng cho đến khi được tiếp xúc với người cô yêu quý ấy em mới nhận ra được tình yêu thương đến từ những điều bình dị quanh ta, những người gần gũi quanh mình.

Cô Lan Anh thân thương ơi! Với con, cô là người cô tuyệt vời nhất trong đời. Con hy vọng rằng một ngày con sẽ được gặp lại cô, được nói với cô một lời rằng: "Con luôn nhớ về cô".



 

0
0
Tống Hoàng Huy
10/11/2020 20:22:24
+3đ tặng
Mỗi thế hệ sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có bàn tay chăm sóc, tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó để hoàn thiện một con người lại không thể không nói đến công ơn dưỡng dạy của thầy cô, những người đã cho ta tình yêu thương lớn lao, vô bờ bến và nói đúng hơn là đã tiếp sức cho sự nghiệp của mỗi chúng ta sau này. “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, câu nói ấy không sai, dù ngắn gọn nhưng thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn của thầy cô giáo đối với học sinh và nhắc nhở người học sinh cần làm tròn bổn phận của mình .Ở nhà, chúng ta được sự giáo huấn của cha mẹ, còn đến trường thì được thầy cô truyền cho những đạo lý và hơn nữa là tri thức cần có ở mỗi con người. Đứng trên bục giảng thầy cô cũng lo lắm chứ! lo rằng học sinh có hiểu được hay không có tiếp thu những gì mình truyền đạt hay không? Những điều đó làm chúng ta càng thấy rõ hơn về tình yêu thương của thầy cô dành cho học sinh.Trải qua bao thế hệ, thì đạo đức và niềm tin của thầy cô đối với học sinh không bao giờ phai nhạt! Là học sinh chúng ta phải luôn ghi nhớ và trân trọng những công ơn to lớn ấy. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người ai ai cũng phải có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư