Viết bài văn thuyết minh về cái giá sách
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mãi đến bây giờ, mỗi khi nhắm mắt lại, tôi vẫn có thể hình dung mồn một cái tủ sách của ba tôi. Như thể nó ở ngay trước mắt. Như thể lúc nào nó cũng ở cạnh tôi, trong nhà tôi.
Cái tủ sách ấy, lớn tuổi hơn tôi nhiều. Thậm chí, có thể nó lớn tuổi còn hơn cả anh chị tôi. Nếu tôi nhớ đúng, ba má tôi sắm cái tủ ấy từ khi mới lấy nhau.
Đó là một cái tủ phooc mi ca màu xám hồng vân gỗ cao ngang đầu một người lớn có chiều cao trung bình kê ngay phòng khách, bước vào là đập ngay vào mắt. Trên cùng, ngăn lớn nhất, có hai tấm kiếng lớn. Để lấy sách, ta chỉ có thể đẩy tấm kiếng về một bên. Nếu cuốn sách định lấy nằm hơi lệch về phía bên kia, thò tay không tới, thì ta buộc phải đẩy cả hai tấm kiếng về phía ngược lại. Ở ngăn này, ba tôi chỉ để sách khảo cứu, gồm những cuốn như Nho giáo và Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Cao nguyên miền thượng của Toan Ánh và Cửu Long Giang, Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng, Cười của Dương Tấn Tươi… Ngăn giữa, là những cuốn sách khổ nhỏ hơn, nhiều thể loại. Lẫn trong đó là một tập thơ của ba tôi, viết bằng bút lông trên giấy pơ-luya màu, gồm những bài thơ ba tôi viết tặng bạn bè, nhưng nhiều nhất là viết cho má tôi. Cánh cửa của ngăn này là một tấm ván lớn bằng một cái mặt bàn học; khi ập lên, nó là cánh cửa đóng lại, có thể khóa được, còn khi hạ xuống, nó trở thành đích thị là một mặt bàn viết. Ngăn dưới cùng, ba tôi cất các giấy tờ quan trọng của gia đình.
Hồi tôi còn nhỏ, những cuốn sách ở ngăn trên cùng, sau lớp kiếng, có một sức hấp dẫn lớn lao. Có thể vì nó đẹp: cuốn nào gáy cũng dày, được bọc bằng giấy bóng kính, in trên giấy tốt, chữ rõ, thật khác biệt so với đám sách giấy đen của tôi. Cũng có thể vì, về nguyên tắc, tôi không được phép đọc chúng.
Tài sản của tôi, nói đúng hơn của ba anh chị em chúng tôi, nhưng tôi là người quản lý, là mấy trăm cuốn sách Kim Đồng và văn học lớn hơn tuổi Kim Đồng. Tuy nhiên, sau khi đọc mỗi cuốn trong kệ sách của mình đến bốn hay năm lần, cũng như đã chén sạch toàn bộ sách trong cái thư viện trường cấp I-II trước nhà, thì tôi rón rén tấn công sang tủ sách của ba. Nhưng hồi ấy, với tôi, đẩy tấm kiếng sang một bên để lấy được sách ra không phải là một việc đơn giản. Khe trượt thì sít, tấm kính dù có lõm nhỏ để víu nhưng vẫn trơn, chưa kể, muốn đẩy tấm kiếng ấy, tôi phải trèo lên ghế. Ngoài ra cũng phải nói, những cuốn sách ấy tôi đọc trong tư thế đứng trên ghế, hễ thoáng thấy bóng ba về thì lật đật nhét sách lại vào tủ. Và tẩu.
Tất nhiên, việc đọc lén lút như thế không qua được mắt ba tôi, vì ngoài cái bộ dạng lấm la lấm lét, thì tôi tự làm mình lộ tẩy bằng việc ưa lảm nhảm những gì đọc được. Một hôm, nghe tôi cứ lẩm bẩm Thủy Xá, Hỏa Xá, ba tôi bảo, “Lại lấy sách của ba đọc rồi phải không?”. Ba tôi thừa biết, tôi chẳng thể nào biết được chuyện Thủy Xá, Hỏa Xá nếu không táy máy tới cuốn Cao nguyên miền thượng! Năm tôi học lớp bốn hay lớp năm gì đó, để quản lý cái sự đọc lộn xộn của tôi, ba tôi ra sắc lệnh, từ giờ trở đi, muốn đọc cuốn nào thì phải xin phép ba trước. Được lời như cởi tấc lòng, cuốn đầu tiên tôi xin phép được đọc là cuốn Tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh! Ba tôi cười ngất, nói, “Cuốn đó ba đọc còn chưa hiểu hết, nói gì đến con.”
Những năm tám mươi khó khăn, nhà tôi bán lần bán hồi tài sản. Sau một thời gian, nhà hầu như chẳng còn thứ gì có giá trị, trừ cái tủ sách của ba. Một hôm đi học về, tôi thấy chị tôi đứng tựa cửa, nước mắt lặng lẽ rơi. Hỏi, tôi mới hay ba định bán cái tủ sách ấy. Bán cái tủ thôi, chứ sách thì chẳng ai mua, mà có mua cũng chẳng được bao. Tôi thẫn thờ. Có lẽ thấy mặt mày mấy chị em tôi ủ dột quá, nên ba thôi. Ăn uống có khổ cực một chút nhưng cả tủ lẫn sách đều còn. Còn cho tới giờ.
Tôi lớn lên, đi xa, có gia đình riêng, rồi lập tủ sách riêng. Ở nhà tôi bây giờ, kệ sách xếp từ trước ra sau. Số sách tôi có phải gấp mấy chục lần số sách của ba tôi. Tôi thường đi lại trong nhà, ngắm nghía sách của mình. Thế nhưng, mỗi lần ngắm như thế, tôi vẫn nhớ về cái tủ sách cũ kỹ của ba. Tôi nhắm mắt lại, mồn một hình dung ra cái tủ sách chất chồng năm tháng ấy và tự hỏi, nếu hồi bé tôi không được ngắm cái tủ sách với những hàng sách uy nghi đằng sau hai tấm kiếng ấy, liệu tôi có yêu sách như bây giờ không
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |