Nêu cảm nhận cua mk về bài hát bóng cây ko- nữa
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyên văn bài thơ: “Buổi sáng em lên rẫy/ Thấy bóng cây kơ-nia/ Bóng ngả che ngực em/ Về nhớ anh không ngủ/ Buổi chiều mẹ lên rẫy/ Thấy bóng cây kơ-nia/ Bóng tròn che lưng mẹ/ Về nhớ anh mẹ khóc/ Em hỏi cây kơ-nia/ - Gió mày thổi về đâu?/ - Về phương mặt trời mọc!/ Mẹ hỏi cây kơ-nia/ - Rễ mày uống nước đâu?/ - Uống nước nguồn miền Bắc!/ Con giun sống nhớ đất/ Chim phí sống nhớ rừng/ Em và mẹ nhớ anh/ Uống theo nguồn miền Bắc/ Như gió cây kơ-nia/ Như bóng cây kơ-nia”…
Đầu bài ghi “Theo điệu Ka-choi – Dân tộc H’rê”, cuối bài ghi “phỏng dịch”. Bài thơ đã được nhiều người bình luận. Bao giờ cũng vậy, một tác phẩm hay, gây ấn tượng luôn nhận được nhiều cách tiếp cận khác nhau, tùy theo mức độ cảm nhận ở từng bạn đọc.
Đã từng có một số ý kiến về tác giả bài thơ này (và những tác phẩm khác của Ngọc Anh). Tuy nhiên, nhà văn Nguyên Ngọc, một người bạn thân của Ngọc Anh, đã viết trong hồi ký của mình: “…đâu khoảng 1956 – 1957, trên các báo rải rác thấy đăng một số bài thơ Tây Nguyên, thơ dân gian, khuyết danh, bên dưới chỉ ghi “Dân tộc Ba-na”, “Dân tộc Ê-đê”… và dòng chữ nhỏ hơn trong vòng đơn (Ngọc Anh dịch). Chính tôi, mãi về sau mới biết, chẳng phải anh “dịch” gì cả. Đó là thơ sáng tác của Ngọc Anh. Hàng chục, hàng trăm bài…”.
Con số “hàng chục hàng trăm bài” như nhà văn Nguyên Ngọc cho biết thì đến nay chưa thấy có tư liệu hay công trình nào sưu tập đầy đủ, nhưng trong tay chúng tôi may mắn có được 10 bài. Bài nào của Ngọc Anh cũng có nhiều câu thơ hay, mặc dù bài nào cũng kiệm lời, ngắn gọn, nhưng ẩn chứa những thi tứ sâu, thi cảm tốt, thi ảnh đẹp, thi ngữ đắc, thi điệu điêu luyện.
Một trong số ấy là bài Bóng cây kơ-nia. Bài thơ thác lời một người vợ ở Tây Nguyên nhớ chồng tập kết ra miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, và qua đó diễn đạt chung tình cảm của những người ở lại miền Nam vọng về miền Bắc.
20 câu thơ 5 chữ, vị chi 100 từ. Thử làm phép so sánh: nếu với dung lượng ấy mà viết theo các thể thơ 7 chữ, hay 8 chữ, hoặc lục bát, thì bài thơ chỉ từ 12 đến 14 câu – nghĩa là một bài thơ ngắn. Ngắn, nhưng Bóng cây kơ-nia lại có một cấu trúc hoàn mĩ, có một sức ẩn chứa, khái quát lớn. Ngoài tính biểu trưng chung, bài thơ còn mở ra cả một “không gian ba chiều” - chiều sâu, chiều rộng, chiều cao - trong cảm nhận người đọc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |