Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của em về tội nói dối

Trình bày suy nghĩ của em về tội nói dối viết 10 đến 15 câu

2 trả lời
Hỏi chi tiết
535
0
3
Vũ Phan Bảo Hân
17/11/2020 21:25:38
+5đ tặng

Nói dối - "căn bệnh thế kỉ" mà ai trong số chúng ta cũng đã ít nhất một lần mắc phải. Bên cạnh những lời giao tiếp thông thường, nói dối giống như một cách ứng xử trong những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, cách ứng xử mang tính tiêu cực, gây hại này nếu không sửa chữa, lâu ngày sẽ thành tật, thành bệnh, nói dối quen thân gây ảnh hưởng tới nhân cách con người.

Nói dối là cách nói sai sự thật hoặc bịa ra một câu chuyện hoàn toàn không có thật nhằm thỏa mãn mục đích của người nói dối. Việc nói dối thường sẽ là xấu xa, không đúng đắn, dùng để lấp liếm, che đậy. Trẻ nhỏ nói dối bố mẹ để tránh bị quở trách khi bị điểm kém, học sinh nói dối thầy cô để không phải làm bài tập, cha mẹ nói dối con cái để thoái thác trách nhiệm, người bán hàng nói dối về công dụng sản phẩm để chèo kéo người mua, bạn bè nói dối nhau về hoàn cảnh, gia đình... Bên cạnh đó, có những lời nói dối vô hại như nói dối để đỡ mất lòng, để tránh gây hiểu lầm hay thô lỗ,... Dù có lợi hay có hại, những lời nói không đúng sự thật đều bị coi là lời nói dối. Những lời dối trá lâu ngày phát ra từ miệng sẽ trở thành bệnh khó chữa khi người ta lúc nào cũng có nhu cầu nói dối và sống trong sự giả dối do chính mình gây ra.

Bệnh nói dối bắt nguồn từ thói khôn vặt, đáng buồn là lại thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm văn không chính thống. Những câu chuyện được coi là hài hước kể về trạng Quỳnh, Tí Quậy được kể lại, thậm chí là xuất bản thành sách truyện bày bán công khai. Từ xưa đến nay, văn hóa Việt Nam vẫn thường vô tình cổ xúy cho thói khôn ngoan, tinh ranh, biết tìm ra sơ hở của đối phương để lợi dụng đơm đặt, bịa chuyện. Bệnh nói dối cũng bắt nguồn từ cha mẹ ảnh hưởng tới con cái. Cha mẹ để tránh nhắc đến những chuyện nhạy cảm thường dùng những lời nói dối vô hại như "Con được một con cò mang tới để trước cửa" khiến trẻ em có suy nghĩ sai lệch, thiếu cơ sở khoa học. Ngoài ra, cha mẹ còn nói dối để phủi bỏ trách nhiệm, thất hứa với con cái. Đơn giản như việc khi ba mẹ hứa cho trẻ đi chơi, nhưng đến cuối tuần lại quá mệt mỏi vì công việc thường lấy lý do bận, cuối cùng lại không thực hiện được. Sự thất hứa đó không để lại hậu quả gì nhưng vô hình chung hình thành nếp suy nghĩ ba mẹ thất hứa, không đáng tin trong mắt con trẻ.

Bệnh nói dối hình thành rất dễ dàng và nhanh chóng ở lứa tuổi đang lớn, bởi vì những lời nói dối thường nhất thời mang đến sự yên bình, che giấu tội lỗi hoặc tạo ra một thế giới ảo trong mơ, nơi mà người nói dối thường khao khát được sống. Trẻ con nói dối để được nghỉ học, được cho đi chơi, trẻ vị thành niên nói dối về gia cảnh giàu có, lên mạng khoe những bức hình không phải của mình để xây dựng hình tượng cậu ấm cô chiêu ăn sung mặc sướng, người đi làm nói dối về trình độ học vấn để có một công việc tốt hơn. Thậm chí, ngay cả trong những chương trình tìm kiếm Hoa hậu - biểu tượng nhan sắc, quốc hồn quốc túy cũng có những trường hợp gian lận, dối trá, mua giải, mua bằng,... Một sự thật đau lòng rằng xung quanh chúng ta, bệnh nói dối tồn tại nhan nhản một cách công khai và không có khả năng loại trừ triệt để.

Đã bao giờ bạn tự hỏi, nếu bạn cứ liên tục trễ hẹn thì liệu người ta còn muốn làm việc với bạn hay không? Tương tự như vậy đối với bệnh nói dối. Nói dối thành tật, thành bệnh dẫn tới âm mưu lừa đảo, liệu còn ai muốn tuyển dụng bạn vào công ty? Nói dối về thân thế gia cảnh của mình rồi cứ mãi sống trong ảo tưởng, đồng thời phải tìm cách che giấu bạn bè về thân phận thật, liệu có ăn ngon ngủ yên hay không? Nói dối về những cảm xúc bạn đang thực sự phải đối mặt, liệu bệnh trầm cảm, sự xa lánh của mọi người có từ đó mà giảm thiểu hay mất đi?

Xã hội càng phát triển, con người càng tìm cách lừa lọc, dối trá để trục lợi. Khi bị phát hiện là kẻ nói dối, sự xấu hổ, tủi cực sẽ ngăn cản chúng ta tiếp xúc, tái hòa nhập với cộng đồng. Nói dối thành tật đến mức có những trường hợp lúc nào cũng tìm cách nói dối dù lời nói thật hoàn toàn vô hại. Tệ hơn, sự nói dối trong thương nghiệp trở thành gian lận, lừa đảo khi vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng quảng cáo một cách thiếu chính xác, nói dối gây hậu quả nặng nề cho người tiêu dùng,... Liệu rằng sự tán dương, ngưỡng mộ nhất thời, liệu rằng niềm tin của con người với con người có đáng để đánh đổi bằng nhân cách và đạo đức như vậy hay không?

Cha mẹ, con cái lừa dối nhau, người yêu nói dối, vợ chồng lừa lọc để ngoại tình, kẻ bán người mua dối trá gian thương, lãnh đạo cấp cao che mắt nhân dân bằng bố máy dối trá bù nhìn,... Không còn chỗ cho tình cảm chân thật, cho những con người hết lòng vì nước vì dân, cho những tâm hồn chân thành nhạy cảm, cuộc sống đầy rẫy những toan tính, mưu kế nhằm hạ gục đối phương. Căn bệnh nói dối nhẹ thì làm ảnh hưởng tới niềm tin của người khác, nặng có thể dẫn đến giết người, như việc các công ty đa cấp thiếu uy tín lừa đảo người dân gửi tiền sinh lãi, cuối cùng lại cao chạy xa bay với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ,... Sống mà lúc nào cũng ủ mưu kế, sống mà luôn luôn nghĩ cách che đậy, lừa dối lẫn nhau, liệu đó có phải cách sống của lời người, chủ nhân của dải ngân hà bao la rộng lớn?

Một khái niệm khác của bệnh nói dối là "lời nói dối trắng". Nói dối trắng là khi ai đó cố gắng lựa chọn những lời lẽ tốt đẹp nhằm tránh gây mặc cảm, tổn thương với người đối diện. Hoặc dùng một lời nói dối không gây hại để đối phương cảm thấy vui vẻ, được an ủi, có niềm tin vào cuộc sống hơn cũng được coi là lời nói dối trắng. Một bệnh nhân ung thư sẽ như được tiếp thêm sức mạnh và khao khát được sống nếu họ không thực sự biết về bệnh tình của mình. Những lời nói dối cứu người đó tuy tốt nhưng cũng không hoàn toàn có lợi và được phép lạm dụng liên tục, tránh gây hậu quả khi sự thật bị phơi bày.

Không thể sửa được nếu nói dối đã trở thành bệnh, vì vậy, cần giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ về tác hại của bệnh nói dối. Cha mẹ làm gương cho con cái, giáo viên răn dạy và xử phạt nghiêm khắc những trường học học sinh nói dối. Nhà nước cần nghiêm minh, trong sạch, loại trừ tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Quan trọng nhất là bản thân mỗi người cần sống ngay thẳng, thật thà, tự nhủ không được phép nói dối, luôn uốn nắn bản thân trở thành người liêm khiết, trung thực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Đỗ Chí Dũng
17/11/2020 21:26:01
+4đ tặng

Nói dối dường như đã trở thành một hiện tượng quá quen thuộc và phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đây là một thói quen không tốt của con người mà chúng ta cần loại bỏ ngay để đưa xã hội này ngày càng phát triển văn minh và hiện đại. 

Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đối khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý. Thực tế cuộc sống, ta đã gặp nhiều trường hợp con người nói dối có chủ đích, đó là lời bác sĩ nói dối bệnh nhân ung thư về bệnh tình của anh ta, rằng bệnh của anh không đáng lo ngại và anh hãy lạc quan lên, sắp được ra viện rồi... Ở đây, lời nói dối nhằm mục đích giúp người bệnh có tâm lí thoải mái hơn khi chữa bệnh, không căng thẳng, lo lắng, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Lại có những lời nói dối thể hiện tình yêu thương và sự vị tha, đó là lời của người mẹ nghèo, đói đến xơ xác nhưng vẫn cố gắng chịu đựng mỉm cười nói với những đứa con "Mẹ ăn no rồi!" để nhường cho con phần cơm còn lại. Những lời nói dối này không nhằm mục đích xấu mà đây chỉ là một phương pháp làm giảm đi gánh nặng tâm lí cho người nghe mà thôi.

Trái lại, có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt: Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;... còn muôn vàn những kiểu nói dối khác nhau nữa mà chúng ta không thể kể xiết. Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người "tặc lưỡi" cho qua, lâu dần sẽ trở thành "căn bệnh" khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.

Vậy tại sao nói dối có hại cho bản thân? Trước hết, có thể thấy nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi tức thời nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu "Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra" ý chỉ dù có che đậy kĩ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày ra và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lí sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?

Đối với những lời nói dối mang tính chất trêu chọc, nhằm thỏa mãn thú vui nào đó của bản thân mình cũng thật sự nguy hiểm. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Cậu bé chăn cừu, cậu bé đột nhiên nảy ra ý muốn trêu chọc các bác nông dân nên hai lần nói dối có sói đến ăn cừu của mình khiến cho mọi người đang bận rộn làm các công việc của mình vội vàng chạy đến giúp cậu đuổi sói. Chứng kiến cảnh các bác nông dân như vậy, cậu ta thích chí ôm bụng cười nhưng khi đến lần thứ ba, khi sói đến thật, cậu bé gào khản cổ nhưng chẳng có một ai tin và đến cứu vì họ đã mất niềm tin ở cậu. Và hậu quả là sói đã ăn thịt hết đàn cừu của cậu và từ đó trở đi, cậu bé không bao giờ được mọi người tin tưởng nữa. Qua câu chuyện này, người xưa muốn khuyên răn chúng ta, bất kể là chuyện gì cũng không được nói sai sự thật bởi một lần nói dối sẽ làm người khác không tin tưởng bạn nữa, và về sau nếu có nói thật, mọi người cũng sẽ luôn nghi ngờ bạn.

Hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu vậy, chúng ta cần làm gì để bản thân không nói dối? Trước hết, chúng ta cần tự mình nhận thức rõ ràng về tác hại của việc nói dối cũng như hậu quả xấu mà nó mang lại. Bên cạnh đó, rèn luyện cho mình đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà, không nói sai sự thật, đặc biệt là không dựng chuyện, bịa chuyện để nói xấu hay bôi nhọ người khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng cần sáng suốt, biết cân nhắc để nói năng hay ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp để có những ứng xử linh hoạt.

Như vậy, nói dối có hại cho bản thân là ý kiến vô cùng đúng đắn và nói dối còn có hại cho người khác nữa, bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư