Trong bài ánh trăng vầng trăng trong quá khứ được tác giả nhắc đến ở thời điểm nào? Hình ảnh gắn bó giữa người và trăng được thể hiện ở hình ảnh nào
mng giúp mk với ...:((
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tình cảm là thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nó như dòng nước ngọt ngào chảy dọc trong ống nhựa tắm mát tâm hồn ta, tưới nước cho cái hạt giống tinh thần bên trong ta nảy nở. Thiếu đi cái ngọt ngào của tình cảm, ta sẽ chỉ như cái ống nước rỗng ruột, khô cứng, tâm hồn ta sẽ chẳng khác gì hoang mạc cằn khô nứt nẻ. Tình cảm trong quá khứ gian khổ khó khăn lại càng đáng nhớ hơn, nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương không điều kiện, đồng cam cộng khổ vượt qua những chông gai đường đời. Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn có một số người vì mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất tình cảm yêu thương của một thời đã qua, hờ hững với những gì thuộc về quá khứ. Qua bài thơ “Ánh trăng” của mình, nhà thơ Nguyễn Duy đã nhắc nhớ một cách nhẹ nhàng những kẻ đang tự cuốn mình theo cái vòng xoay vô tận của phù du hãy dừng lại, dù chỉ một chút thôi, mà nhớ về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Rằng những cái mình có được hôm nay là nhờ đâu, cái gì đã từng là một phần trong cuộc sống của mình…để từ đó biết trân trọng quá khứ hơn, sống đẹp hơn, “Uống nước nhớ nguồn” hơn.
Vầng trăng luôn là cảm hứng bất tận trong thơ ca, luôn gắn bó mật thiết với đời sống của con người: Trăng soi bóng những tối cùng nhau lao động vui tươi của người nông dân:
”Trong đêm thanh, trăng tàn canh, bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh
Dư âm xa, còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà” (“Gạo trắng trăng thanh”) là chút gì đó lãng mạn như “Say trăng” của Hàn Mặc Tử:
”Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm…” là chứng nhân cho lời nguyện thề tình tự của bao đôi lứa yêu đương:
”Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song” (“Truyện Kiều”)
Trăng còn là tri âm, tri kỉ, là người bạn gắn bó thở ấu thơ, là nỗi niềm gợi nhớ quê hương như trong chủ đề “Nguyệt vọng hoài hương” của thơ văn cổ. Và Nguyễn Duy đã đem lại cho ta một góc nhìn, một cách nhìn mới về trăng qua tác phẩm của ông. Trăng trong “Ánh trăng” mang đậm dấu ấn của tình cảm qua từng chặng đường khác nhau của thời gian, là hình ảnh sống động của quá khứ, là những gì tốt đẹp của một thời đã qua: tình cảm bạn bè, lý tưởng chiến đấu,… và là biểu tượng của nghĩa tình. Tác phẩm được sáng tác sau khi đất nước thống nhất, tác giả giã từ cuộc đời người lính đến sống tại thành phố Hồ Chí Minh để rồi từ đây, bao cảm xúc chân thành trào dâng đã cô đọng thành bài thơ có lối viết đặc biệt: chữ đầu mỗi câu thơ không viết hoa. Chính nét sáng tạo đặc biệt đó đã làm “Ánh trăng” trở nên khác biệt: vừa như một bài thơ với những vần, những âm điệu nhịp nhàng, đều đặn, vừa như một câu chuyện với mạch xúc cảm tuôn dâng, hiện lên dần dần theo trình tự thời gian.
Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình về tuổi thơ, về quãng thời gian chiến đấu giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do:
”Hồi nhỏ sống với đồng
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |