Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một bài văn cảm nghĩ về bài thơ Bánh Trôi Nước của tác giả Hồ Xuân Hương

Em hãy viết một bài văn cảm nghĩ về bài thơ Bánh Trôi Nước của tác giả Hồ Xuân Hương

2 trả lời
Hỏi chi tiết
387
2
0
Lâm
23/11/2020 20:25:33
+5đ tặng
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
 
 
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
 
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
 
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
 
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
 
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
 
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
 
cam nhan cua em ve bai tho banh troi nuoc
 
Bài Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ngắn gọn
 
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
 
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
 
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
 
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
 
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
 
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
 
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
 
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
 
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
toán IQ
23/11/2020 20:25:41
+4đ tặng

Thân phận người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi như mười hai bến nước vào thời phong kiến. Thương cảm cho thân phận đau thương của người phụ nữ, “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương đã sáng tác bài thơ “Bánh trôi nước”, một bài thơ em rất yêu thích. Chỉ bằng bốn câu thơ trữ tình chất chứa nhiều tâm tư, tình cảm sâu sắc, bài thơ đã lôi cuốn người đọc, người nghe bằng những vần điệu miêu tả một chiếc bánh dân gian thường dùng nhưng hàm ý lại xoay quanh vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam, được thể hiện sinh dộng như sau:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Khúc dạo đầu được thể hiện qua những vần thơ chân thật mà rất phong phú về hình ảnh:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn.”

Đọc câu thơ, em liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước trăng trắng, tròm ủm gợi cho người dọc, người nghe một niềm thích thú ngọt ngào. Hình ảnh đó đã được nhà thơ vẽ ra với cách ẩn dụ đặc sắc: lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh hiện lên làn da trắng mịn màng và thân hình đầy đặn của người phụ nữ Việt Nam. Chỉ bằng một câu thơ sức tích mà Hồ Xuân Hương đã nêu bật được vẻ đẹp “Nhất dáng, nhì da” của người phụ nữ nước ta. Cùng cảm nhận được nét đẹp của người phụ nữ về làn da, vóc dáng, Khổng Tử đã viết trong bài thơ Thạc Nhân II như sau: “Tựa mỡ đọng trắng mướt làn da.” Hoặc nhà thơ Nguyễn Du cũng đã khen ngợi: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.” Cả hai tác gia này đều có cảm nhận rất hay về nét đẹp của người phụ nữ, nhưng theo em thì vần thơ của Hồ Xuân Hương súc tích, dễ thương và mang tính dân gian hơn.

Tuy đẹp như vậy, nhưng họ lại phải chịu cảnh:

“Bảy nổi ba chìm với nước non.”

Đọc đến đây, lòng tôi bỗng vỡ oà niềm thương cảm. Nhà thơ đã xuất sắc khi tiếp tục tả hình ảnh những chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước dựờng sóng sánh ánh vàng. Nhưng kèm theo hình ảnh hấp dẫn đó là số phận lênh đênh của người phụ nữ trong thời phong kiến qua thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”. Cùng đồng cảm với tác giả, Nguyễn Du cũng từng viết: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?” Nhưng câu thơ của Hồ Xuân Hương lại mang đậm tính chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư mà có lẽ nhà thơ cũng đang phải chịu đựng.

Vậy do đâu mà người phụ nữ phải chịu cảnh “bảy nổi ba chìm, chín lênh đênh” như vậy? Câu trả lời như sau:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”

Nghẹn ngào và xúc động là hai điều mà em cảm nhận được khi đọc câu thơ trên. Chiếc bánh trôi nưức được vuông tròn hay nát vụn là đều do người nặn bánh quyết định. Và nhà thơ đã khéo léo sử dụng hình ảnh ẩn dụ này để nói lên thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định, chứ người phụ nữ không hề được tự tay định đoạt số phận hay tương lai của mình. Người khác đó là ai? Đó chính là nam giới với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ”, “Chồng chúa vợ tôi”, “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tuy nhiên với quan hệ từ “mặc dầu”, Hồ Xuân Hương cũng toát lên dược ước vọng vươn lên của người phụ nữ muốn phá tung khuôn khổ chật hẹp này.

Tuy người phụ nữ phải sống trong cảnh nặng nề, tối tăm, nhưng đâu đó trong lòng họ vẫn ánh lên phẩm chất cao quý của con người Việt Nam:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Nhà thơ một lần nữa tiếp tục lồng ghép hình ảnh cái nhân của chiếc bánh mang sắc đỏ của đường thùng để tôn lên nét đẹp thanh tao của nhân phẩm người phụ nữ luôn trung hậu, thủy chung. Câu thơ cuối trong bài thất ngôn tứ tuyệt là câu “Hợp”, câu mang ý chính của toàn bài, mang ý nghĩa quan trọng nhất đó là “tấm lòng son”, tấm lòng son sắt như màu đỏ cao quí của máu chảy trong con người. Vừa miêu tả được bánh trôi nước vừa đề cao được nét đẹp bề ngoài lẫn bề trong của người phụ nữ, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Quả không ngoa chút nào vì với những quan hệ từ bình thường như “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả dầy đủ tinh thần hiên ngang bất khuất của người phụ nữ vừa sẵn sàng đối chọi với quan niệm hà khắc của chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bằng nghệ thuật điêu luyện của thể thơ Đường hàm súc cùng với thủ pháp ẩn dụ sinh dộng, bài thơ Bánh trôi nước của nữ văn sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã cùng lúc phác hoạ được hình ảnh của chiếc bánh trôi nước, dồng thời vẽ lên hình ảnh của người phụ nữ tuy số phận hẩm hiu trong một xã hội hủ lậu nhưng vẫn sáng lên niềm hy vọng và phẩm chất cao quí của mình.

Càng yếu quý tâm hồn và ngường mộ tài năng văn thơ kiệt xuất của Bà chúa thơ Nôm, thế hệ phụ nữ ngày nay, đặc biệt là bản thân em, càng phải phát huy được những phẩm chất mà tác giả gửi gắm trong những câu thơ da diết, đầy xúc động. Trong công cuộc đổi mới đất nước, người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng, nên họ càng phải phấn đấu hơn nữa để giữ gìn nét đẹp nội tâm đồng thời trau dồi thêm kiến thức để tự khẳng định mình. Có như thế người phụ nữ mới bình đẳng với nam giới để cùng chung tay xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo