Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chỉ cho mình cách học văn thuyết minh nhanh nhất được không?

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.287
4
9
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
04/12/2017 21:42:43
a. Tim hiểu đề và tìm ý
Tìm hiểu đề’, có thể nói đây là thao tác mà đa phần học sinh hay bỏ qua vì tâm lí sợ mất nhiều thời gian và làm không kịp bài. Người học cần hiểu một điều, việc phân tích đề bài giúp cho chúng ta xác định đúng thể loại làm bài, làm đúng trọng tâm, không xa rời đề bài (dẫn dẫn đến lạc đề). Nó là bàn đạp giúp cho việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều nếu không phân tích đề bài một cách kĩ lường.
Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số điều sau đây:
+ Thể loại làm bài ở đây là gì?
+ Đối tượng cần thuyết minh là gì?
+ Khi thuyết minh ta cần hướng đến là cái gì?
- Đối với thể loại làm bài , ta hãy xem trong đề bài có cụm từ "thuyết minh",hay "giới thiệu".
- Đổi với đổi tượg cần thuyết minh, thường đối tượng là những vật dụng quen thuộc; con vật, loài cây gần gũi, một phương pháp (cách làm); một tác giả, tác phẩm,...
- Khi thuyết minh, ta cần chú ý đến các đặc điếm, tính chất của đối tượng thuyết minh để từ đó mà lập dàn bài cho phù hợp.
Dựa trên đề bài đã cho ở trên, ta xác định:
a) Thể loại làm bài: văn thuyết minh (có yêu cầu đề: Thuyết minh).
b) Đối tượng cần phải thuyết minh: '"Chiếc xe đạp" - một phương tiện đi lại thông dụng của con người.
c) Những điều cần lưu ý: đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách sử dụng, bảo quản,...
  • Tìm ý: đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.
- Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:
+ Đọc thật kĩ lưỡng đề bài từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng để nắm bắt nội dung chính.
+ Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ trọng tâm trong đề bài.
+ Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.
+ Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
12
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
04/12/2017 21:44:16
- Tập trung học trên lớp
- Về nhà là lấy sách vở đọc lại cho nhớ bài
- Khi học căng thẳng quá bạn nên bật chút nhạc tịnh thiền
- Khi làm bài cần nhớ dàn ý chi tiết
Đó là phương pháp của mình đóa
2
1
trương trí tuệ
04/12/2017 21:44:20
cách để học văn thuyết minh là cần nắm nội dung chủ đề bài ấy và thêm một chút tưởng tượng là có thể viết văn
thuyết minh
6
2
Deano
04/12/2017 21:44:29
Phương pháp làm bài văn thuyết minh
Cô Hải cho rằng, yêu cầu của văn thuyết minh là phải nắm bắt được đặc trưng sự vật và phải làm rõ mạch thuyết minh.
“Sự mạch lạc trong văn thuyết minh cũng sẽ hiển thị ở trình tự trình bày. Sự vật khách quan muôn hình muôn vẻ, bởi vậy trình tự thuyết minh cũng phải hết sức linh hoạt.
Có thể thuyết minh theo trình tự: thời gian, không gian, phương diện, cấu trúc…miễn sao hợp lí, lôgic, rõ ràng, dễ hiểu”- Cô Hải cho hay.
Làm một bài văn thuyết minh phải tiến hành qua 5 bước: Tìm hiểu đề , tìm ý, lập dàn ý, viết văn bản, kiểm tra.
Các phương pháp thuyết minh gồm: Phương pháp nêu định nghĩa; phương pháp liệt kê; phương pháp nêu ví dụ cụ thể; phương pháp so sánh; phương pháp dùng số liệu; phương pháp phân loại phân tích và dùng hình thức tự thuật
Cô Hải lý giải cụ thể; Nêu định nghĩa là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lôgic của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
Muốn thuyết minh chuẩn xác đối tượng theo cách định nghĩa, cần nắm được hai vấn đề: Một là tính chất của đối tượng, nó thuộc loại nào. Hai là đặc điểm riêng của đối tượng, tức là chỗ khác với đối tượng cùng loại.
Liệt kê là phương pháp lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó.
Phương pháp nêu ví dụ cụ thể thuyết minh sự thật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Dùng cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn, tạo ấn tượng cụ thể cho người đọc.
Phương pháp so sánh là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh. Có thể dùng so sánh cùng loại hoặc so sánh khác loại nhưng đến cuối cùng là nhằm để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh.
Dùng số liệu là phương pháp dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học chính là nhờ vào phương pháp này.
Đối với những loại sự vật đa dạng, sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt người ta dùng phương pháp phân loại phân tích. Đây là cách chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh
Ngoài ra, một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh là cho sự vật tự thuật về mình .
“Như vậy, khi làm một bài văn thuyết minh phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Bởi văn bản thuyết minh do yêu cầu nội tại, đòi hỏi sự đa dạng của các phương pháp trình bày. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết bài văn thuyết minh” - Cô Hải nhấn mạnh.
Phương pháp dạy văn thuyết minh
Dành cho người dạy, cô Hải cho rằng, trong dạy học tập làm văn nói chung và trong dạy học văn thuyết minh nói riêng, phương pháp phân tích và dạy học theo mẫu, có thể nói là tối ưu hơn cả.
Nhưng muốn sử dụng thành thạo và hiệu quả phương pháp này, người giáo viên phải nắm được bản chất, quy trình thực hiện, ưu điểm, hạn chế và một số lưu ý của phương pháp này
Phương pháp dạy học theo mẫu là phương pháp thông qua mẫu cụ thể về lời nói để giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu dặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu, biết cách tạo ra những lời nói theo định hướng của mẫu .
Quy trình thực hiện phương pháp này gồm 4 bước:
Bước 1: Giáo viên chọn lọc giới thiệu mẫu chứa hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nhận biết các bộ phận tạo thành mẫu và đặc điểm của mẫu.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình (khuyến khích sự sáng tạo của học sinh).
Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về sản phẩm tiếp nhận hoặc sản sinh ra lời nói qua rèn luyện theo mẫu.
Cô Hải lưu ý, với các mẫu được giới thiệu: Cần đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính tư tưởng; có sự hấp dẫn giúp học sinh hứng thú và sáng tạo khi tạo lập theo mẫu; ngắn gọn, chứa đựng nhiều nội dung lý thuyết cần giảng, dễ quan sát.
Mẫu cần đảm bảo tính thẫm mỹ, đảm bảo việc giáo dục cho học sinh biết nhìn nhận, thưởng thức và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn; phải phù hợp với tâm lý học sinh và phù hợp với đối tượng nhận thức trong từng trường hợp cụ thể
Nguồn mẫu văn có thể từ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách báo và các tài liệu bên ngoài; giáo viên tự viết; hoặc giáo viên lựa chọn, sửa chữa, nâng cao những bài, những đoạn viết phù hợp từ những bài tập làm văn của học sinh.
Với giờ dạy thực hành về phương pháp thuyết minh được tiến hành theo 3 bước. Bước xác định nội dung lý thuyết: Học sinh nắm được các phương pháp thuyết minh cơ bản;nắm được đặc điểm, cách làm, tác dụng của mỗi phương pháp thuyết minh; vận dụng kiến thức về các phương pháp trong các bài cụ thể.
Bước luyện tập dựa trên cơ sở lý thuyết: Giáo viên xây dựng hệ thống bài tập theo ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng (dựa trên nội dụng lý thuyết). Cuối cùng là bước nhận xét, đánh giá.
Tuy nhiên, cô Hải lưu ý, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài.
Không thể ngày một, ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu dạy học truyền thụ kiến thức theo kiểu tiếp thu thụ động đã quen thuộc từ trước.
“Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi cả thầy và trò phải tìm hiểu, nghiên cứu, phải mất nhiều thời gian, công sức hơn, nghĩa là phải làm việc nhiều hơn”- Cô Hải nhấn mạnh thêm.
7
0
Trịnh Quang Đức
04/12/2017 21:45:27
Theo mình thì bạn cần nắm chắc được những ý chính khi cô giáo giảng bài. Bạn hãy cùng tham khảo một số phương pháp đơn giản sau đây nhé!
1. Không gian và thời gian hợp lý
2. Không nên quan trọng độ dài nội dung
3. Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan
4. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau: * Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.
* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.
* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.
* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.
* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.
* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.
Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.
Chúc bạn học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×