Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Từ xưa, Thanh Hóa nổi tiếng là vùng đất có tinh thần hiếu học, trân trọng đào tạo nhân tài và khuyến khích việc học hành, thi cử. Vì lẽ đó, người Thanh Hóa có quyền tự hào là nơi đã sinh ra nhiều vị đại khoa, nhân tài cho đất nước. Lịch sử đã ghi, hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục người làng Cổ Hiểm, phường Sơn Ôi, Ái Châu, nay là thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, Thanh Hóa đã sang tận kinh đô nhà Đường để ứng thí. Và rất tự hào, Khương Công Phụ đỗ Trạng nguyên nơi đất khách quê người. Khương Công Phụ là trường hợp “có một không hai” trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam, khi là người Việt đầu tiên thi đỗ Trạng nguyên ở xứ người, giữ vị trí cao trong triều đình nhà Đường lúc bấy giờ. Giới nho sĩ qua nhiều thế hệ đều ca ngợi Khương Công Phụ không chỉ tài năng văn chương, mà còn có phẩm chất, tư cách của một “kẻ sĩ” xuất chúng.
Từ vị Trạng nguyên đầu tiên ở xứ người, trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam, xứ Thanh còn có hàng trăm tiến sĩ và một số trạng nguyên, mỗi người, mỗi tính cách, tài năng, đức độ, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc. Suốt các triều Lê Trung hưng, Mạc, Nguyễn, Thanh Hóa có 1.690 cử nhân. Chưa kể những người đỗ đầu các kỳ thi Đình triều Nguyễn (lúc này triều Nguyễn bỏ học vị Trạng nguyên, Bảng nhãn), như: Mai Anh Tuấn quê ở Thạch Giản, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn đỗ đầu thi đình thời Vua Thiệu Trị; Phạm Thanh, người thôn Nội, xã Trương Xá, tổng Đăng Trường, huyện Hậu Lộc, phủ Hà Trung (nay là xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đỗ đầu thi đình thời Vua Tự Đức; Nguyễn Phong Di người làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung (nay là làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) đỗ đầu kỳ thi cuối cùng, thời Vua Khải Định - năm 1919.
Nói về danh hiệu Trạng nguyên, Trịnh Tuệ, quê ở Biện Thượng (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc), trú quán tại xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa) là vị Trạng nguyên cuối cùng của khoa cử phong kiến Việt Nam. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lê Văn Thịnh là Trạng nguyên đầu tiên trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam dưới thời nhà Lý. Đến thời nhà Nguyễn, không lấy danh hiệu Trạng nguyên (danh hiệu đỗ đạt cao nhất thời bấy giờ là Đình nguyên). Do đó, Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng nước nhà là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736), thời Vua Lê Ý tông.
Thanh Hóa cũng là nơi sinh ra những bậc thầy nổi tiếng như Hoàng giáp Nguyễn Văn Nghi, Đốc học Nhữ Bá Sĩ, Tiến sĩ Trần Ân Chiêm, Thám hoa Đỗ Huy Kỳ, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng... Bảng nhãn Lương Đắc Bằng là một trong những người đã dựng trường dạy học ngay trên mảnh đất Hoằng Hóa (khoảng đầu thế kỷ XVI). Khi tìm hiểu về trường học này thông qua sử liệu, một số nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra nhiều điểm thú vị của nó. Đó là ngôi trường đã thu hút được nhiều người từ ngoài Bắc vào theo học, mà nổi tiếng hơn cả là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và 2 Tiến sĩ Nguyễn Thừa Hưu, Bùi Doãn Đốc. Trường không chỉ dạy sách Nho giáo, mà còn truyền thụ cho người học cuốn Thái Ất Thần Kinh, mà nhờ đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là người đứng đầu cả nước về lý học. Riêng thầy Lương Đắc Bằng còn có con và cháu đỗ Tiến sĩ và trở thành bề tôi lương đống của nhà Lê Trung hưng... Bên cạnh người thầy đức cao vọng trọng này, ở vùng đất Yên Định xưa cũng từng có một trường học ở Châu Bối (thuộc thị trấn Quán Lào ngày nay), do cụ Nghè Bón (Trần Ân Chiêm) thành lập khoảng đầu thế kỷ XVIII. Ngôi trường đã đào tạo được nhiều học trò xuất sắc, với một quan điểm giáo dục tiến bộ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |