Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cấu tạo các bộ phận và cơ cấu hoạt động của máy vắt khô ly tâm này

Mọi người cho em hỏi là cấu tạo các bộ phận và cơ cấu hoạt động của máy vắt khô ly tâm này được không ạ ? Do lớp em lần đầu làm stem í ạ mong mọi người trả lời

1 trả lời
Hỏi chi tiết
201
1
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
30/11/2020 18:29:48
+5đ tặng

Máy ly tâm là máy thực hiện quá trình phân ly dựa vào trường lực ly tâm để phân riêng hỗn hợp hai pha rắn – lỏng hoặc lỏng-lỏng thành các cấu tử riêng biệt.


máy ly tâm

Hay Máy ly tâm được hiểu đơn giản hơn đó là máy thực hiện quá trình tách hoặc cô đặc các phân tử có khối lượng riêng khác nhau, thường là tách các pha rắn ra khỏi pha lỏng dựa trên kích thước các hạt và mật độ khác nhau giữa chúng nhờ lực ly tâm. Do ảnh hưởng của trọng lực, hai phần tử có khối lượng khác nhau sẽ lắng ở những tốc độ tương đương với trọng lượng.

Tìm hiểu về lực ly tâm là gì? 

Lực ly tâm là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật nằm yên trong hệ quy chiếu quay so với một hệ quy chiếu quán tính. Nó là hệ quả của trường gia tốc, xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính mà trong trường hợp này là hệ quy chiếu quay. Cũng có thể hiểu lực ly tâm là phản lực của lực hướng tâm tác động vào vật đang chuyển động theo một đường cong (thành phần lực vuông góc với vận tốc và làm đổi hướng vận tốc), để giữ cho vật nằm cân bằng trong hệ quy chiếu quay.

Trong hệ quy chiếu quán tính, khi không có lực gì tác động vào các vật thể, chúng giữ chuyển động thẳng đều, theo định luật 1 Newton. Tuy nhiên chuyển động thẳng đều này lệch với chuyển động quay của hệ quy chiếu quay. Ví dụ về một người ngồi trong xe ô tô đang đổi hướng: nếu không có lực ma sát giữa người và ghế, người sẽ tiếp tục đi thẳng, còn ô tô và ghế đổi hướng. Người bị dịch chuyển, một cách tương đối, lệch khỏi ghế.

Nhìn trong hệ quy chiếu quay, các vật thể, vốn chuyển động thẳng đều trong hệ quy chiếu quán tính, bị đẩy ra theo phương xuyên tâm quay. Lực đẩy vật thể ra, quan sát trong hệ quy chiếu này, chính là lực ly tâm.


CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ PHÂN LOẠI CỦA MÁY LY TÂM

Gồm có 4 phần chính như sau :

  • Phần quay : gồm một động cơ có vận tốc cao, lực ly tâm lớn, hệ thống giảm rung, giảm chấn động, rotor và adapter
  • Phần điều khiển : Gồm một mạch điện điều khiển ( mạch cơ bản hoặc mạch điều khiển PID ) có chức năng cài đặt tốc độ, hẹn giờ ly tâm.
  • Hệ thống cảm biến : Cảm biến đóng cửa, cảm biến bất đối xứng, cảm biến quá tải, quá dòng và cảm biến rotor.
  • Thùng máy : Là một buồng kín nhằm đảm bảo quá trình ly tâm sẽ xảy ra trong một hộp kín đáo, đảm bảo an toàn cho quá trình ly tâm.

Phân loại máy ly tâm

Có thể phân loại máy ly tâm theo tiêu chí như :

  • Theo quá trình phân ly: máy ly tâm lắng, máy ly tâm lọc
  • Theo phương thức làm việc: máy ly tâm làm việc gián đoạn, máy ly tâm làm việc liên tục và máy ly tâm tự động
  • Theo kết cấu của bộ phận tháo bã: máy ly tâm tháo bã bằng dao; máy ly tâm tháo bã bằng vít xoắn; máy ly tâm tháo bã bằng pittông
  • Theo giá trị yếu tố phân ly phân ra máy ly tâm thường và máy ly tâm siêu tốc
  • Theo kết cấu trục và ổ đỡ phân ra: máy ly tâm ba chân và máy ly tâm treo
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY LY TÂM

Trong quá trình ly tâm lắng và lọc, nguyên liệu sẽ chuyển động quay cùng với roto của máy. Lực ly tâm sẽ làm cho các cấu tử có khối lượng riêng khác nhau phân lớp theo hướng của gia tốc trường lực.


NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY LY TÂM

Thành phần của khối lượng riêng lớn nhất sẽ tập trung ở vùng xa tâm nhất, còn phần có khối lượng riêng nhỏ nhất sẽ tập trung ở tâm của roto. Mỗi máy ly tâm có một đồ thị đặc trưng hoặc một bảng thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ quay và lực ly tâm ứng với mỗi loại roto nó được chấp nhận.

Tùy vào cấu tạo bề mặt roto mà quá trình ly tâm tiến hành theo nguyên tắc lọc ly tâm hay lắng ly tâm. Do đó phân loại máy ly tâm cũng có hai loại máy ly tâm: máy ly tâm lắng và máy ly tâm lọc.

ỨNG DỤNG CỦA MÁY LY TÂM
  • Máy ly tâm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
  • Tách các phân tử gây cháy, tách vi khuẩn.
  • Ly tâm trước khi lọc nhằm tăng năng suất máy, giảm thời gian, giảm hao phí trong sản xuất nước quả, dầu thực vật,…
  • Làm sạch tách tạp chất trong sản xuất dầu ăn, tinh bột,… giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Khai thác, thu nhận sản phẩm từ hỗn hợp bao gồm các pha rắn và các dung dịch bao quanh nó như thu đường sacaroza, glucoza, mì chính,…
  • Thu emzyme sau thời gian nuôi cấy
  • Thu nhận chế phẩm enzyme sau khi kết tủa bằng cồn
  • Ly tâm để phân chia sản phẩm, ví dụ: tách sữa, bơ,…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 10 mới nhất
Trắc nghiệm Vật lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư