Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chiếc nón lá

Bạn nào đã đc học thuyết minh về chiếc nón lá hãy giúp mik nha.Ko chép mạng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
574
3
2
Lê Thái Bảo
01/12/2020 22:10:59
+5đ tặng

Nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên quanh năm nóng lắm, mưa nhiều. Cùng với tà áo dài thướt tha, tự bao giờ chiếc nón lá Việt Nam đã sinh ra và sống mãi theo bề dài của lịch sử văn hóa Việt Nam, và đi vào thơ ca, nhạc họa. Sau đây chúng ta hãy đi vào tìm hiểu thêm về chiếc nón lá đáng yêu này.

Không ai xác định được nón lá có từ bao giờ. Nhưng hình ảnh của nón lá đã có trên hình trống đồng Ngọc Lũ và trên tháp đồng Đào Thịnh từ khoảng 2500 đến 3000 năm trước. Nón lá có nhiều như nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, dùng cho người cưỡi ngựa), nón quai thao (sản xuất ở miền Bắc thế kỉ XX), nón thúng và thứ nón thúng nổi tiếng là nón Ba Tầm và nón bài thơ (ở Huế).

Về cấu tạo, nón là một loại nón phần lớn được làm bằng lá buông, lá dừa, lá gồi, lá cọ, là hồ hay lá du quy diệp, cùng với tre trúc là nguyên liệu làm vành nón. Vật liệu đơn sơ bao nhiêu thì ngược lại, công phu làm nón lại tỉ mỉ bấy nhiêu.

Muốn làm một chiếc nón lá, đầu tiên phải có một cái khung làm nón. Khung làm nón này là một khối, hình chóp, làm bằng gỗ, hình dáng nó thô hay thanh do tùy vùng miền. Nón lá Huế có đánh thanh hơn nón lá Nam Bộ vì độ rộng nhiều và độ sâu của khung ít hơn.

Sau đó, phải đi lựa mua lá loại vừa tầm, phơi trong nắng chiều cho hơi se lại. Sáng hôm sau, ủi lá sao cho lá phẳng, láng mà không cháy trên những dụng cụ riêng. Sau khi tỉa bớt những đầu thừa đuôi thẹo của lá, đến giai đoạn chuốt nan tre. Việc này có thể do nam hay nữ làm, nhưng phải chuốt đều, bằng tre còn tươi, uốn thành những vòng tròn bóng bẩy, dẻo dai, cột lại bằng dây cước rồi xếp vào khuôn gỗ theo thứ tự từ nhỏ nhất ở đỉnh nón và lớn dần… đến vành thứ mười sáu là vành cuối cùng. Kể đến, xếp lá lên đều đặn rồi bắt đầu chằm nón bằng kim nhỏ và những sợi cước trong suốt, mảnh như sợi chỉ, chạy theo mười sáu vành ấy. Chiếc nón đẹp hay xấu, có giá trị cao hay không còn do mũi khâu nhỏ hay to. Mũi khâu càng tỉ mỉ, chiếc nón càng mịn và đẹp, được xếp vào loại đắt tiền, dành cho những phụ nữ khuê các sang trọng sử dụng.

Nón bài thơ xứ Huế do một người tên là nghệ nhân Bùi Quang Bặc sáng chế ra vào những năm 1960, ngoài những nguyên liệu của nón lá khác, ông đã lấy giấy mỏng cắt thành những câu thơ, câu ca tình tứ, ép vào giữa hai lớp lá.

Khi soi lên nắng, hiện lên những câu thơ chan chứa hồn người bên cạnh hình ngôi chùa Thiên Mụ hay phong cảnh núi Ngự sông Hương.

Dù nón lá có nhiều loại, nhưng công dụng chung của nón là thật đa dạng. Ngoài việc che mưa tránh nắng, người đi xa, khát nước có đôi khi ghé vào dòng sông hay chiếc ao đầu làng mà múc nước giải khát, rửa mặt.

Nó còn có mặt khi người phụ nữ làm đồng, đi chợ, bán buôn hay chơi hội. Kèm theo nón lá là chiếc quai lụa, làm tôn lên vẻ yêu kiều sang quý của người phụ nữ Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Hải Linh
01/12/2020 23:00:37
+4đ tặng

Một thế giới văn minh, một xã hội tiên tiến đã tạo ra những sự thay đổi về vật chất hiện thực đến cả vật chất tinh thần của con người. Những đồ dùng được làm từ máy móc hiện đại ra đời.

Con người có lẽ cũng phần nào quên đi những ký ức về những đồ dùng xưa cũ nhưng gắn liền với truyền thống và văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam nước ta như chiếc ti vi hai màu trắng đen, quạt thủ công,…Trong tất cả những vật dụng quen thuộc, ta không thể không nhắc đến chiếc nón lá – chiếc nón gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài trắng mượt, nhẹ nhàng và thanh khiết.

Nón lá là một trong những đồ dùng dùng để che nắng, che mưa cho con người trong những ngày tiết trời bất ổn. Ngày nay, nón lá đã được thay thế bởi những chiếc nón được làm được làm từ vải với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau tạo nên sự bắt mắt cho nón với nhiều màu sắc như hồng, đỏ, trắng, đen,…mà lại rất thời trang, phù hợp với phong cách của giới trẻ và thương mại buôn bán lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, nón của thời hiện đại vẫn không làm phai mờ những chiếc nón lá gắn liền với truyền thống và tinh thần văn hóa của con người Việt Nam, đặc biệt đối với những người dân làm nông, các bà, các cô, các chị sống ở những vùng miền quê Việt Nam.

Nón lá xuất hiện từ bao giờ và lý do vì sao lại có sự xuất hiện của chiếc nón truyền thống cho tới ngày nay vẫn còn khá mơ hồ. Nhiều người kể lại rằng nón lá ngày nay là hình ảnh tiền thân cho chiếc nón lá nguồn gốc được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch cách đây từ 2500-3000 năm về trước công nguyên gắn liền với câu chuyện huyền thoại về một người phụ nữ cao lớn.

Trên đầu của người phụ nữ luôn đội một cái nón được làm từ những chiếc lá. Đặc biệt, bất cứ nơi nào mà người phụ nữ đi qua, dù thời tiết có dữ dội, có hãi hùng thì cũng đều tan biến. Không những vậy, người phụ nữ này còn dạy cho người dân cách trồng lúa và những loại cây lương thực khác. Sau đó thì bà biến mất.

Người ta khẳng định rằng bà là một nữ thần. Lấy nguồn cảm hứng từ chiếc nón bà đội, con người đã tạo nên chiếc nón lá truyền thống như ngày hôm nay mà chúng ta vẫn thường thấy.

Nón lá ngày nay tồn tại nhiều loại nón khác nhau như nón quai thao ( người miền Bắc thường dùng vào dịp đi lễ hội ), nón bài thơ (ở Huế), nón gõ, nón dấu, nón lá sen, nón thúng, nón chảo,…nhưng phổ biến nhất vẫn là loại nón hình chóp. Cấu tạo của loại nón này gồm vành nón, chóp nón, lá dùng để chằm nón và quai nón.

Vành nón được làm từ những nan tre được uốn cong thành hình tròn đều với đường kính nhỏ. Ở phân đoạn làm vành nón thì đa số đều là nam nhân thực hành. Mỗi chiếc nón lá đều được sử dụng từ mười sáu vành nón được uốn cong đều và bóng bẩy, xếp từ trên đỉnh chóp từ những vành nhỏ xuống cuối khung hình chóp với những vành lớn hơn.

Một chiếc nón bình thường thường có đường kính vành khoảng 50cm, cao 30cm. Sau khi qua công đoạn vành nón, người ta sẽ tiến hành xếp lá lên khung. Trong công đoạn này, các người nghệ nhân phải thật khéo léo và cẩn thận để những lá nón được xếp một cách đều đặn và không bị hở. Lá nón được làm từ những nguyên liệu như lá cọ, rơm, tre,…

Trong đó có hai loại lá thường được sử dụng nhất là lá dừa và lá cọ. Đối với lá dừa, người ta phải mua từ trong Nam về và tiến hành chọn lọc những loại lá có độ bền và màu sắc dài lâu rồi đem cho qua lưu huỳnh. Tuy nhiên loại lá dừa này vẫn ít được người dân sử dụng để làm nón hơn lá cọ. Đối với lá cọ, các người nghệ nhân sẽ sử dụng những loại lá có gân và màu lá màu xanh để tiến hành sấy khô cũng như là lá để cho ra những chiếc lá thẳng và đẹp.

Trải qua phân đoạn xếp lá lên khung thì tiếp theo sẽ là công đoạn chằm nón. Được chằm từ những sợi ni lông dẻo, chắc, bền, người nghệ nhân muốn tạo nên một chiếc nón lá đẹp phải cẩn thận từng đường kim mũi chỉ. Thông thường ở đỉnh chóp nón, người nghệ nhân sẽ chằm lên đỉnh nón một lớp ni lông chống thấm nước giúp nón được bảo tồn lâu hơn khi ở ngoài mưa.

Sau đó người ta sẽ phủ lên nón nhiều lớp dầu và phơi ngoài nắng vừa đủ để nón vừa bền lại vừa đẹp. Cuối cùng là phần quai nón. Ở vòng tròn lớn cuối thân nón, ở nan thứ ba, thứ tư bên trong nón được người nghệ nhân dùng chỉ kết đối xứng thành quai đeo hai bên. Quai nón được sử dụng từ những mảnh vải như nhung, lụa,…được người dùng đeo dưới cổ với nhiều màu sắc đa dạng.

Để tạo nên những chiếc nón lá tinh xảo như vậy, người nghệ nhân đã phải rất cẩn thận và khéo tay. Vì vậy, một chiếc nón lá không chỉ là chiếc nón bình thường mà còn là tâm huyết và cả thời gian của sự đam mê, yêu nghề của những người nghệ nhân đan nón.

Trong đó ta không thể nào không nhắc đến chiếc nón bài thơ của những người nghệ nhân ở xứ Huế với những chiếc nón được sơn lên nhiều họa tiết, hình ảnh của dân ca quan họ và những bài thơ khi để trước nắng sẽ trở nên nổi bật. Đó chính là đặc điểm riêng biệt của nón bài thơ ở Huế.

Nón lá không chỉ là vật dụng dùng để che nắng, che mưa cho những người nông dân làm đồng, chân lấm tay bùn nói riêng và tất cả mọi người nói chung.

Nón còn là một chiếc quạt cất gió thoảng cho con người vào những buổi ban trưa oi ả; là một phần của những điệu múa dân ca mà ta thường thấy trong những dịp hội, dịp lễ; là một phần tạo nên nét duyên dáng uyển chuyển của những cô thiếu nữ tuổi mười tám, đôi mươi; và là hình ảnh góp mặt vào những câu thơ đầy nghệ thuật của các thi sĩ như bài thơ “nón lá” của Nguyễn Lãm Thắng:

“Mong manh chiếc nón, ấy mà

Che mưa che nắng đường xa mẹ về

Từ phố thị đến làng quê

Ở đâu nón cũng nguyện che mái đầu…”

Chiếc nón lá đã không còn thông dụng với những cô gái nơi thành phố xa hoa những mãi là người bạn không thể thiếu của những cô gái làng quê, của các cô, các bà sống nơi đồng nội. Nón lá sẽ mãi là chiếc nón truyền thống của người dân Việt Nam mà không một chiếc nón thời công nghiệp tiên tiến nào có thể sánh ngang.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×