Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:
Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học lớp. Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới,... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khj bà ngoại đi tới cổng trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài thế giới mà mẹ bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là thế giới kì diệu mở ra".
( Sách Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1: Đoạn trích trên mong tác phẩm nào của ai?
Câu 2: Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của từ láy đó?
Câu 3: Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy chi biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ?
Câu 4:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu
Quacau ca dao trên em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 8 đến 10 dòng ) nêu lên suy nghĩ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1,Đoạn văn đc trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, tác giả là Lí Lan
2, các từ láy: nôn nao, chơi vơi, hốt hoảng.
Tác dụng: thể hiện rõ tâm trạng của người mẹ
3, Trong giáo dục, nhà trường phải hết sức chú trọng trong việc dạy học, khi có xai xót phải khắc phục ngay, ko để nó tồn tại rồi ảnh hưởng đến thế hệ trẻ
4,Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Bài ca dao thể hiện được số phận của người phụ nữ. Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” để chỉ cho thân phận những người phụ nữ xưa. Nghệ thuật so sánh ví thân phận người con gái như trái bần trôi. Trái bần nhỏ bé trước những sóng gió của cuộc đời. Trái bần ấy lẻ loi trên dòng sông trôi đi đâu thì chưa ai biết. “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” câu thơ thể hiện được sự lênh đênh của thân phận người phụ nữ.Họ không được quyết định thân phận và số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trôi để mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi. Động từ “dồi”, “tấp” thể hiện được sự nghiệt ngã của dòng đời. Nó như muốn nhấn chìm người phụ nữ, nhấn chìm họ xuống dưới đáy của đại dương kia. Nhưng rồi lại thôi trêu đùa người phụ nữ như một thứ đồ chơi. Sóng gió kia không phải sóng gió của tự nhiên mà chính là xã hội phong kiến là chế độ bất công nam quyền. Người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu đắng cay nhưng không thể làm gì chỉ biết than thân trách phận.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |