Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân tại sao ông họa sĩ lại đến Sapa? Trên chuyến xe ông gặp ai? Ai là người giới thiệu Anh thanh niên với ông?

Nguyên nhân tại sao ông họa sĩ lại đến Sapa ?
Trên chuyến xe ông gặp ai ?
Ai là người giới thiệu Anh thanh niên với ông? ( giới thiệu ntn?)
Ấn tượng đầu tiên về nv này?
Dựa vào những ý trên hãy viết một đoạn văn ( hoá thân thành ông họa sĩ trong bài lặng lẽ Sapa )

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.968
0
1
Kinomoto Hanako
07/12/2020 21:44:58
+5đ tặng
Tình huống cơ bản của truyện "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốt lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên.
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác, đặc biệt là ông hoạ sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ của những nhân vật ấy.

Đoạn văn:

 Tôi là một ông họa sĩ già, công việc thường ngày của tôi là đi thật nhiều nơi, gặp thật nhiều người để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng có lẽ, cái cuộc gặp gỡ đặc biệt hôm đó ở Sa Pa với một anh thanh niên trẻ tuổi làm công tác khí tượng sẽ là kỉ niệm tôi nhớ mãi trong đời mình.

     Khi đó tôi đang trên đường đi công tác, lúc xe chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi, bác lái xe kể cho chúng tôi về một anh thanh niên rất lạ. Anh được gọi là người cô độc nhất thế gian, rất thèm người. Lời giới thiệu đó khiến tôi và cô kĩ sư trẻ đi cùng cảm thấy rất tò mò. Trong thâm tâm tôi lúc ấy, rất muốn được gặp gỡ, trò chuyện với người thanh niên đó.

     Nghe anh kể, đó là một chàng trai tầm 27 tuổi, làm nghề công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Có lần, anh thanh niên đã đẩy một khúc thân cây chắn ngang đường, chỉ vì mong muốn gặp gỡ và trò chuyện với một người nào đó.

     Khi đang mải nói chuyện, từ xa, một anh thanh niên có vóc dáng nhỏ bé và nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ. À, hóa ra, chính là nhân vật trong câu chuyện mà chúng tôi đã được nghe. Được nhìn thấy anh tôi cảm thấy xúc động mạnh, anh lái xe gợi ý chúng tôi 30 phút lên nhà anh uống nước chè. Anh vui vẻ lắm, vụt chạy đi về trước để chuẩn bị. Tôi nghĩ thầm, chắc khách đến bất ngờ nên anh chưa kịp quét tước, dọn dẹp nhà cửa.

     Thế nhưng, tôi đã rất ngạc nhiên, khi bước lên bậc cầu thang bằng đất, thấy người con trai ấy lại đang hái hoa. Anh đã tặng bó hoa cho cỗ kĩ sư, anh còn tính từng phút đồng hồ, muốn kể cho chúng tôi về công việc của mình trong 5 phút thôi, còn 20 phút thì anh muốn nghe hai bác cháu tôi kể chuyện dưới xuôi.

     Nghe anh kể về công việc của mình, nó thật sự rất vất vả, thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, phục vụ cho mọi người, cho kháng chiến. Công việc đã làm cho anh thanh niên cảm thấy yêu đời hơn, vui hơn ở cái chốn rừng núi mịt mùng đó. Tôi ấn tượng với những khó khăn trong công việc của anh, nhưng dường như anh kể không phải là để than vãn.

     Tôi còn ấn tượng với nơi ở gọn gàng, ngăn nắp của anh. Tôi thích thú nhấp chén trà nóng được pha bằng thứ nước mưa thơm như hoa của Yên Sơn và lúc ấy, đột nhiên tôi có cảm giác mình bối rối. Bối rối vì tôi cảm thấy rằng mình đã bắt gặp một điều thật ra là mình đã ao ước được biết từ lâu, hình tượng giúp khơi gợi ý sáng tác trong tôi. Còn gì hạnh phúc hơn khi phát hiện ra cái đẹp đang tiềm ẩn trong cuộc sống để đưa nó vào tác phẩm, đem nó đến cho người đọc. Tôi nhanh chóng phác thảo xong lần đầu gương mặt anh thanh niên vào cuốn sổ tay nhỏ của mình. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho tôi thấy nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và cả về những điều mà anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển.

     Cuộc nói chuyện ngắn ngủi của chúng tôi rồi cũng đến lúc kết thúc trong tiếc nuối. Thời gian dường như trôi qua rất nhanh. Tôi và cô kĩ sư vội chào tạm biệt anh thanh niên để đi xuống đồi. Trước khi trở lại xe, tôi không quên hứa với anh thanh niên rằng chắc chắn tôi sẽ trở lại – trở lại để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật mà tôi vừa mới ấp ủ. Anh thanh niên không quên trao cho chúng tôi một làn trứng như là một món quà nhỏ để chia tay.

     Khoảnh khắc chia tay đó vẫn làm tôi nhớ mãi, và luôn tự hỏi bản thân: “Rõ ràng chưa tới giờ ốp đâu, sao anh không tiễn chúng tôi xuống dưới? Phải chăng anh không dám đối mặt?”. Lần gặp lại anh tôi cũng không hỏi anh để tìm ra câu trả lời.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Tú Uyên
07/12/2020 21:45:06
+4đ tặng

Có người đã nhận xét rằng Lặng lẽ Sa Pa là nơi hội tụ của những tấm lòng. Câu chuyện giản dị mà sâu sắc ấy kể về những con người có tâm hồn trong sáng và trái tim ấm áp. Họ gặp nhau tình cờ và quyến luyến nhau bởi cái tình đằm thắm trong mỗi người. Trong cuộc hội ngộ ấy, ông hoạ sĩ là nhân vật để lại trong lòng ta những ấn tượng sâu đậm, bởi tính cách thâm trầm, sâu sắc, bởi những triết lí sâu xa về nghệ thuật. Ông chính là sợi dây liên kết các nhân vật trong câu chuyện.

Điều đầu tiên dễ nhận ra ở ông hoạ sĩ là một tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với công việc. Dù tuổi đã cao, đến lúc được nghỉ ngơi nhưng ông vẫn say mê, năng nổ với nghề nghiệp của mình. Ông không bằng lòng với tất cả những gì mình đã làm được trong cuộc đời. Ông muốn vươn tới những giá trị vĩnh hằng. Khát vọng đó thôi thúc người nghệ sĩ ấy lên đường. Và hành trình đến với Sa Pa là hành trình ông đi tìm cái đẹp theo tiếng vẫy gọi, sự thôi thúc của con tim. Câu nói của ông hoạ sĩ già đã khiến cô kĩ sư trẻ xúc động “đối với một người khao khát trời rộng, việc dứt bỏ một tình yêu đôi khi lại cảm thấy nhẹ lòng”. Ông nói với cô gái trẻ mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời hay là tâm niệm với chính mình, bởi bản thân ông cũng là một người khao khát trời rộng ? Có lẽ trong cuộc đời mình, cũng không ít lần ông từng mạnh dạn vứt bỏ nhũng tình yêu tầm thường, vô vị để đi tìm giá trị chân chính của cuộc đời.

Những khát vọng, những cảm hứng sáng tác bùng nổ trong ông khi ông bắt gặp anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Từ những ấn tượng được nghe trước đó qua lời giới thiệu của bác lái xe, đến khi tận mắt nhìn thấy “người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ” ông đã “xúc động mạnh“. Đó là sự xúc động của một người luôn khao khát đi tìm cái đẹp đã “bắt gặp được một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết. Một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét đủ là giá trị của một chuyến đi dài”.

Quả thực, khao khát chỉ thực hiện được khi người hoạ sĩ có những chiêm nghiệm từ thực tế. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã rất nhiều lần để ông hoạ sĩ đối thoại với anh thanh niên. Tuổi đã cao nhưng trái tim nghệ sĩ của ông như được hồi sinh những nhịp đập sôi nổi. Ông nhận ra cuộc sống còn bao ý nghĩa, bao khát khao đang chờ đón người nghệ sĩ và anh thanh niên chính là sự hiện hữu của những khát khao ấy. Vì thế mà vừa nghe anh nói, ông vừa “bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối”. Dường như chính bản thân hoạ sĩ cũng không biết ông vẽ anh thanh niên từ lúc nào. Những nét vẽ xuất phát từ trái tim, cảm xúc, sự trân trọng và tình yêu. Vẽ anh thanh niên, ông hoạ sĩ cảm thấy mình bất lực: “Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người”. Đó chính là nghịch lí của nghệ thuật: sự bất lực của nghệ sĩ trước tấm gương của cuộc đời hiện hữu, ngồn ngộn sức sống, tràn đầy nhiệt huyết ẩn bên trong sự giản dị mà ông không thể chuyển tải hết vào tác phẩm của mình. Chính cái giản dị đời thường – tưởng chừng là “cái chết của nghệ thuật” – lại là hạt ngọc quý mà không phải nghệ sĩ nào cũng nhận ra ánh sáng của nó. Những điều đó cho ta thấy sự nghiêm túc, trách nhiệm của người cầm bút. Với người nghệ sĩ già ấy, tuổi tác không làm nên kinh nghiệm, không đồng nhất với khả năng sáng tác. Ông luôn tâm niệm rằng “vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan”. Vì vậy, dù anh thanh niên làm ông thấy “khó nhọc” nhưng ông vẫn rất hạnh phúc. Đó là niềm vui của người nghệ sĩ chân chính gặp được đối tượng chân chính của nghệ thuật – cái mà ông đã khát khao đi tìm suốt cuộc đời. Chính những điều đó đã tạo nên cảm hứng sáng tác trong ông, làm sống lại trong ông những khát khao cống hiến và thôi thúc ông cầm bút. Những âm vang đẹp đẽ ấy đã ngân lên trong tâm hồn ông, lắng đọng lại trong tác phẩm nghệ thuật.

Những hành động, lời nói vô tư, suy nghĩ sâu sắc, thái độ chân thành, nhiệt huyết của anh thanh niên đã tác động mạnh đến suy nghĩ của người hoạ sĩ. Ông băn khoăn về những cái đã làm và những cái chưa làm, những cái ông dám nghĩ nhưng không dám làm, về mảnh đất Sa Pa “mà ông quyết định sẽ chỉ đến và nghỉ ngơi giai đoạn cuối đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh". Có thể nói những suy nghĩ của ông hoạ sĩ cũng chính là những tâm niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long. Nhân vật ông hoạ sĩ là hoá thân bằng xương bằng thịt của một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn.

Ông hoạ sĩ còn là người sống hoà đồng, chân thành. Trên chuyến xe Hà Nội – Lào Cai ấy, nơi những con người xa lạ, lần đầu và cũng có thể là lần cuối gặp nhau, ông hoạ sĩ đã là người kết nối họ lại. Ông hoà mình với tất cả, dễ dàng thân thiết với mọi người. Ông cởi mở – cái cởi mở chân thành đến mức hồn nhiên ở một người lớn tuổi, từng trải, mang trong mình trái tim ấm nóng, chan chứa tình đời của một người nghệ sĩ nhạy cảm. Chính ông đã mang lại cho cô kĩ sư một niềm tin tưởng, gieo vào tâm hồn cô gái trẻ ấy niềm tin mạnh mẽ để bước vào đời. Ông tâm sự với cô những điều sâu xa, tế nhị “những điều mà người ta ít nghĩ tới hoặc giấu kín trong lòng”. Tình cảm của ông dành cho cô thật hồn hậu, nhân ái như tình cảm của một người cha với cô con gái nhỏ. Nó không chỉ dừng lại ở những tâm sự an ủi, động viên mà còn thể hiện qua những việc làm cụ thể : đưa cô đến tận tinh giao tận tay ông trưởng ti rồi xem qua chỗ ăn ở của cô. Những hành động, việc làm ấy chỉ có thể bắt nguồn từ một tình cảm chân thành.

Nhân vật ông hoạ sĩ già là một thành công nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long. Ông là hiện thân của con người luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với cuộc đời và với đất nước. Tâm hồn nghệ sĩ cho ông những sợi dây tinh nhạy để rung cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, nhận ra chân giá trị của cái đẹp bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường, từ những con người giản dị. Hình ảnh ông cùng các nhân vật khác – những con người lặng lẽ làm nên một Sa Pa không lặng lẽ – đã để lại trong lòng độc giả những ngân vang sâu lắng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×