Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý thuyết minh về một món đặc sản

dàn ý thuyết minh về một món ăn ((( KHÔNG PHẢI ĐẶC SẢN ))))

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
761
1
0
Snwn
13/12/2020 14:11:20
+5đ tặng
Bánh chưng
 
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
 
2. Thân bài
 
a) Nguồn gốc lịch sử
 
- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
 
b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
 
- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.
 
- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.
 
- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều
 
- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm
 
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...
 
c) Công đoạn gói bánh chưng
 
- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)
 
- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.
 
- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.
 
- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.
 
- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.
 
- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.
 
- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.
 
- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết
 
d) Yêu cầu thành phẩm
 
- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.
 
- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.
 
- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.
 
e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng
 
- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.
 
- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.
KB
Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng
 
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Le Hoai Quoc
13/12/2020 14:12:09
+4đ tặng

Bài số 1

Dàn ý như mỗi bài văn đều gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài.

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

–  Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì ?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

1
0
Tú Uyên
13/12/2020 14:15:16
+3đ tặng
1, Mở bài thuyết minh về phở

Giới thiệu khái quát về phở – một món ăn truyền thống và phổ biến ở Việt Nam.

 

2, Thân bài thuyết minh về món phở

a, Nguồn gốc của phở

– Phở là món ăn có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc, có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục phấn.

– Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội.

– Ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước.

b, Nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức phở

– Nguyên liệu và cách chế biến:

+ Bánh phở: bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão

+ Nước dùng:

  •       Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,…
  •       Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn.
  •       Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn
  •       Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

– Cách thưởng thức:

+ Khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm.

+ Ngoài ra, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm.

c, Vai trò, ý nghĩa của phở trong đời sống của người Việt Nam

– Phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,…

– Mang lại hiệu quả kinh tế cao

– Phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này.

– Phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

3, Kết bài

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phở đối với con người và nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×