Qua bài thơ " Cảnh khuya" - Hồ Chí Minh, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ. Hai câu đầu của bài thơ là sự cảm nhận về vẻ đẹp của đêm trăng rừng Việt Bắc. Câu thơ đầu miêu tả âm thanh của tiếng suối "Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Ở đây tác giả sử dụng phép so sánh, lấy động tả tĩnh gợi giác âm thanh trong trẻo, vang xa của tiếng suối, gợi không gian yên tĩnh của rừng khuya, cảnh vật trở nên gần gũi mang sức sống con người. Câu thơ thứ hai là cảm nhận cụ thể về cảnh trăng rừng Việt Bắc "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Điệp từ lồng làm bức tranh của rừng khuya có nhiều tầng lớp ,đường nét, hình khối quấn quýt giao hòa đẹp như một bức tranh thủy mặc với hai màu sáng tối. Hai câu thơ cuối diễn tả tâm trạng con người. câu thơ thứ ba với phép so sánh "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ" một lần nữa nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp của cảnh khuya. Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai phía tâm trạng của Bác: không ngủ vì say mê vẻ đẹp, thể hiện tình yêu với thiên nhiên; chưa ngủ còn vì " lo nỗi nước nhà" là tình yêu với đất nước. qua đó ta cảm nhận tâm hồn của người nghệ sĩ thể hiện phong thái ung dung tự tại. Tóm lại bài thơ thất ngôn tứ tuyệt có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển với tinh thần hiện đại, hình ảnh thơ đẹp cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
Tìm từ láy và cặp từ trái nghĩa của đoạn văn trên?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |