Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn kể về một lời dạy của bà

2 trả lời
Hỏi chi tiết
398
0
1
Anh Thư
14/12/2020 13:27:38
+5đ tặng

Bài làm

+ Mở bài:

– Khái quát qua hòa cảnh dẫn tới việc mình ở với bà? Tuổi thơ của tôi phải sống xa ba mẹ, bởi ba mẹ tôi thường xuyên đi làm ăn ở một nơi xa lâu lâu mới về thăm tôi. Do đó, tôi ở với bà ngoại, nhà chỉ có hai bà cháu nên bà dành hết mọi tình yêu thương cho tôi.

+ Thân bài:

– Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bà? Tôi không thể nào quên được những trưa hè oi bức, tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được bà đã quạt cho tôi, ru tôi bằng những câu ca dao nồng nàn tình thương. Những lời ru của bà vẫn còn mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi.

– Hình dạng bà như thế nào: Bà tôi năm nay đã ngoài 70, hay 80 tóc bạc lưng còng. Bà có nụ cười hiền lành, ánh mắt lấp lánh những niềm tin.

– Tuổi tác của bà như thế nào: ngoài 70 tuổi hay ngoài 80 tuổi…

– Đặc điểm mà bạn ấn tượng ở bà là gì: Bà là người rất thương con thương cháu. Bà thường hát ru cho tôi ngủ trong những trưa hè oi ả.


– Tính cách và cách cư xử của bà là người rất trọng chữ tín, luôn sống đúng mực nhân hậu.

– Giới thiệu kỉ niệm? Ba mẹ tôi thì đi làm xa, tôi và bà nương tựa vào nhau mà sống. Hàng ngày bà tôi thường chăm sóc cho những vườn rau Nhà chỉ có hai bà cháu nên chúng tôi chẳng thể nào ăn hết được vườn rau lớn như vậy, nên tôi nói với bà hay là chúng ta hái rau mang ra chợ bán.

– Đây là kỉ niệm buồn hay vui? Tôi rất thích công việc này, bởi hôm nào sau khi bán hết rau bà cũng lấy tiền mua cho tôi ít bánh đa, bánh đúc hoặc một ít bỏng ngô, kẹo lạc. Thế là tôi sướng tít.

– Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào? Những bài học bà đã dạy?Nhưng có một kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được, đó là bài học đầu tiên bà đã dạy khiến cho tôi tới giờ vẫn còn nhớ mãi.

+ Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện? Hôm đó, tôi và bà vẫn đi chợ bán rau như mọi hôm, chợ hôm đó giữa tuần nên người đi thưa thớt, bán mãi mà gánh rau của bà cháu tôi chẳng vơi đi được nhiều lắm.

– Người đó như thế nào?Trong lúc tôi đang chán nản ngồi đuổi ruồi bên cạnh bà thì có một chị rất xinh đẹp, ăn mặc sang trọng đi tới hỏi mua hết gánh rau của bà cháu tôi, bởi nhà chị ấy chiều nay có tổ chức cỗ.


+ Diễn biến của câu chuyện: Bà tôi mừng lắm giảm giá cho chị đó chút đỉnh rồi nhận tiền, chị đó đưa một tờ tiền mệnh giá rất lớn. Nhưng khi chị ấy vừa đi khỏi thì bà tôi chợt giật mình nhớ ra rằng mình đã trả thiếu tiền cho chị ấy.

Thấy bà buồn rầu nên tôi bảo “Thôi kệ bà à, trông chị ấy có vẻ giàu có nên chút tiền nhỏ như thế này chị ấy chả bận tâm đâu”. Bà quay sang nhìn tôi âu yếm bảo “Mình phải giữ chữ tín con ạ. Sau này khi con lớn muốn làm gì thành công cũng phải biết giữ chữ tín, có như thế người ta mới tin tưởng ở mình, mới gắn bó lâu dài với mình con ạ”.

+ Kết thúc câu chuyện như thế nào? Mãi đến xế trưa hôm đó, thật may mắn cho bà cháu tôi là có một người bán đồ khô ở chợ nói rằng có quen biết chị gái đó, vì người này ở gần nhà chị gái đó, nên đã mách đường cho bà cháu chúng tôi tới nhà chị ấy trả lại tiền thừa.

– Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

+ Kết bài

Những lời dạy của bà cho tới mãi hôm nay tôi mới có thể thấm thía hết, mới biết nó thật chân tình và chí lý biết bao.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Tú Uyên
14/12/2020 13:28:01
+4đ tặng

Bà tôi tóc bạ da mồi, sống nơi làng quê êm đềm có lũy tre xanh, có dòng sông tươi mát. Thuở nhỏ tôi thường về quê chơi. Với tôi, quê hương là bà, nơi mái tóc bạc phơ ấy, tôi thấy cả bầu trời xanh thẳm bình yên, từ bàn tay da nhăn, tôi nhìn thấy hình ảnh đồng ruộng đang phập phồng hơi thở, mỗi lần nghe giọng nói quen thuộc ấy, tôi lại tưởng đến cái êm ả hiền hòa của dòng sông xuôi.

Ba tháng hè bên bà là khoảng thời gian tôi hạnh phúc nhất. Bà hay kể chuyện cho tôi nghe, dạy tôi làm văn, làm toán… Có một lần đang dạy tôi làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành  đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường”. Bài học đầu tiên mà bà dạy tôi bắt đầu từ câu nói ấy…

Nhà bà có cây xoài rất sai quả, mỗi lần đến mùa quả chín, bà không hái đem ra chợ bán như những nhà vườn khác mà lúc nào cũng đem chia làm ba phần: một phần gửi cho ba mẹ tôi, một phần biếu bác Hảo- bạn thân của bà và phần còn lại chia cho bà con lối xóm. Có người bảo bà dại nhưng bà hay nói với tôi: “Biết chia sử với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, tín chia thật kì diệu”. Phép tính chia của bà chỉ thế thôi nhưng khiến cho hàng xóm chúng tôi mọi người xích lại gần nhau hơn, mỗi khi ra ngoài, ai cũng trìu mến hỏi thăm tôi, hay tặng tôi thức này thức khác. Bà lớn tuổi rồi nhưng vẫn tham gia vào Hội phụ nữ hay đi vận động quyên góp giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Đi theo bà đến nhà người này, người kia kêu gọi lòng hảo tâm, tôi mới thấy ý nghĩa của những gì bà nói. Rồi bà kể cho tôi nghe chuyện lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm phép cộng làm giàu cho mình từ sức lao đọng cua anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trã đũa, chuyện anh nông dân tốt bụng biết chia chút thức ăn ít ỏi của mình cho kẻ ăn mày để cuối cùng được sự giúp đỡ của tiên ông… Phép tính chia của bà, chia khổ đau bất hạnh, chia hạnh phúc, chia cả sự cảm thông với mọi người chung quanh đã cho tôi hiểu ý nghĩa của cuộc sống tình nghĩa. Có phải vì năm bắt được “nguyên lí” của phép chia mà bà luôn cảm thấy thanh thản và thư thái trong cuộc sống? Không phải phép cộng, phép trừ hay phép nhân mà do phép chia mới tạo nên vẻ gần gũi, phúc hậu kết đọng lại trên gương mặt bà. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, tôi lại cảm thấy bình yên? Thì ra phép chia còn khiến cho người ta trở nên cao đẹp! “Phép tính chia đơn giản vậy thôi nhưng bà đã phải suy ngẫm cả đời mới có được” – bà bảo – “Nhưng nếu con đã hiểu được ý nghĩa của nó rồi, con sẽ không ngần ngại gì mà áp dụng nó trong cuộc sống để đem lại hạnh phúc cho chính bản thân con”.

Một nhà toán học nào đó đã nói: “Chính phép tính chia chứ không phải phép tính cộng hoặc phép tính nhân đã làm cho con người ta trở nên vĩ đại”. Bà tôi không phải vĩ nhân nhưng những gì bà làm bằng phép tính chia đã khiến bà trong mắt tôi và trong mắt mọi người thật cao quý.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k