Trình bày suy nghĩ những biện pháp trong giáo dục con cái của bố mẹ để có gia đình hạnh phúc
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đối với các gia đình thì việc giáo dục con cái không chỉ là vai trò, trách nhiệm của người mẹ mà là trách nhiệm của cả gia đình. Giáo dục con cái không đơn giản là việc bảo con nên làm cái này, nên làm cái kia mà việc giáo dục cần có các nguyên tắc và chuẩn mực cụ thể.1. Không dùng những lời lẽ thô bạo, đao to búa lớn
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, trẻ sẽ rất dễ dàng bắt chước những lời nói thô tục từ người thầy đầu tiên này, từ đó hình thành nên thói quen xấu và tính cách cục cằn, thô lỗ. Đồng thời, khi phải thường xuyên nghe những lời mắng nhiếc, trẻ sẽ luôn lầm lì sợ sệt và cảm thấy lẻ loi trong chính ngôi nhà của mình.
2. Khi nói chuyện với trẻ không nên tỏ ra thờ ơ
Người lớn đôi khi tỏ ra không mấy quan tâm, thậm chí là bực mình vì những câu hỏi vu vơ của trẻ, vì vậy thường trả lời qua quýt hoặc không trả lời chúng. Tất cả những thái độ cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt này lại khiến trẻ tủi thân vì cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm và yêu thưng đúng mức. Lâu dần, trẻ sẽ không còn mạnh dạn đưa ra câu hỏi, vì vậy tính cách ưa tìm tòi khám phá sẽ dần trở nên thui chột.
3. Tránh nhục mạ trẻ
Ngày từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tránh dùng những câu nói kiểu “Đồ đần!”, “Sao ngu thế?!”… khi phê bình hay giáo dục con cái. Những câu nói kiểu này xúc phạm trẻ, khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối và bất mãn, đồng thời làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ.
4. Cần tôn trọng ý kiến của trẻ
Khi trẻ đang trình bày lý do hay nguyện vọng, cha mẹ không nên cắt ngang theo kiểu “Im ngay, ba/mẹ không muốn nghe…”. Như vậy, hình thành trong trẻ suy nghĩ phản kháng “ Bố mẹ không nghe mình nói, mình cũng chẳng cần phi nghe bố mẹ nói”.
5. Không lập lờ nước đôi
Khi trẻ đòi hỏi điều gì, cha mẹ cần trả lời dứt khoát, một là một, hai là hai. Khi trẻ thắc mắc điều gì, cha mẹ biết thì nói là biết, không biết thì cần nói không biết và sau khi tìm hiểu phải giải thích lại cho trẻ một cách tỉ mỉ. Thái độ ậm ừ cho qua, hoặc chần chừ thiếu dứt khoát của người lớn khiến cho trẻ cảm thấy không được tôn trọng, không tin tưởng vào cha mẹ mình. Đôi khi, ở trẻ sẽ xuất hiện tâm lý thích đòi hỏi để thoả mãn sở thích cá nhân.
Để giáo dục con cái tốt, tôi xin tư vấn một số nguyên tắc giáo dục con cái như sau:
1. Xác định tầm quan trọng trong giáo dục con cái
Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái. Điều này giúp các bậc làm cha mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường, người thân, người giúp việc….
Họ cần có định hướng để chủ động và phát huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. chính vì thế nên các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục của mình.
Cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển và định hướng đến tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự trách, suy sụp tinh thần và thể chất, oán hận và trách cứ cha mẹ.
2. Xác định mục tiêu giáo dục con
Khi giáo dục con cái thì các bậc cha mẹ cần phải xác định rõ mục tiêu giáo dục con. Bạn cần phải định hình trước về sự phát triển của trẻ và không được để cho trẻ “tự do phát triển” mà phải uốn nắn và dạy dỗ dần dần để trẻ có thể nhận biết được đúng sai, có thêm hiểu biết và trách nhiệm với gia đình, bạn bè và xã hội.
Tuy nhiên cũng có không ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ mong đợi quá nhiều ở con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu tự tin, lâu dần dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm,… và đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia đình.
3. Làm gương, tạo không khí ấm ápGiáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu tiên của chúng. Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành, dựa trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi. Con cái lệ thuộc, hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng….hay giả dối, gây hấn, bạo lực….
Ngoài ra gia đình cũng cần tạo ra không khí gia đình ấm áp hòa thuận để trẻ có thể có được cảm giác an toàn khi về nhà, gia đình có kỷ luật, nề nếp sẽ khiến trẻ dễ theo khuôn phép và dễ uốn nắn, dạy bảo hơn.
4. Tôn trọng nhân cáchTôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện
Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng
Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm, vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô hình
Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ. Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể chất và tâm lý, gây cho con một áp lực vô hình. Nếu tình trạng này kéo dài, tâm lí của trẻ bị tổn thương dẫn đến những hành vi tiêu cực.
5. Yêu thương – nghiêm khắcNhờ yêu thương, trẻ cảm nhận ngay được điều này để từ đó thấy mình có giá trị, tự tin và tự trọng. Qua nghiêm khắc, trẻ biết giới hạn và điều chỉnh để tiến bộ.
Quá yêu thương nhưng ít nghiêm khắc, trẻ sẽ ỷ lại và yếu đuối, thiếu tự lập.
Quá nghiêm khắc, ít yêu thương, trẻ sẽ trở nên nhu nhược, chai lì.
Phải điều chỉnh cho phù hợp với mỗi tình cảm và khuynh hướng của từng trẻ. Để biết rõ khuynh hướng và tình cảm ấy cần phải có thời gian để gần gũi, chia sẻ và chơi đùa với chúng.
6. Thống nhấtÔng bà, cha mẹ, cô dì, chú bác phải thống nhất quan điểm, rồi xác định vai trò của mình và đề ra cách thức hướng dẫn con cháu. Thiếu sự thống nhất này sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ, trẻ sẽ hoang mang không biết nghe ai, tin ai, rồi tự xoay sở, thăm dò, cuối cùng ngả theo người quyền lực nhất trong nhà. Từ đó, trẻ sẽ dần biến thành một kẻ cơ hội, giỏi đối phó nhưng thiếu trung thực.
Gia đình cần đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu, thay vì áp đặt ý chí và kỳ vọng của cha mẹ lên con cái.
7. Hiểu con để có phương pháp phù hợpKhác với những kiểu áp đặt, coi con cái như “vật sở hữu” để áp đặt nhào nặn con cái theo ý muốn và khuynh hướng riêng mình, cha mẹ phải tự trang bị những kiến thức và kỹ năng giáo dục con cái, hiểu tâm lý theo từng lứa tuổi và nhất là những đặc điểm của từng đứa con trong gia đình. Một công việc không hề là nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng cũng thật thú vị và hấp dẫn cho những ai muốn xây dựng một gia đình đúng nghĩa.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |