Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2 trả lời
Hỏi chi tiết
357
4
0
Kiên
19/12/2020 10:34:06
+5đ tặng

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với tư cách là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Mà Người còn được biết đến với tư cách một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đặc biệt trong số các tác phẩm của Bác, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với bài thơ “Cảnh khuya”.

Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

Đến với hai câu thơ đầu tiên, Bác đã khắc họa được hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy. Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa” - một âm thanh trong trẻo vang vọng từ một nơi xa xôi. Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.

Tiếp đến hai câu thơ tiếp, Người đã bộc lộ nỗi niềm tâm trạng của mình trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” gợi cho tôi hai cách hiểu. Đó có thể là hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh. Nhưng cũng có thể là Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh. Cảnh khuya đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Câu thơ cuối cùng đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm. Nhưng cũng là vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ. Thế mới thấy được một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng của Bác Hồ - vị lãnh tụ suốt cả cuộc đời vì nước vì dân.

Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ. Quả thật, đây chính là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất của Bác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Fvk u
19/12/2020 13:14:50
+4đ tặng
HCM ko chỉ là một vị lãnh tụ vĩ thiên tài của cách mạng Việt Nam mà con là một nhà văn, nhà thơ lớn, danh nhân thế giới. Tuy thơ văn không phải là sự nghiệp chính của chủ tịch HCM, nhưng Người đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương độc đáo. Cảnh Khuya là một trong những bài thơ nổi tiếng của HCM được Người viết tại chiến khu Việt Bắc, trog thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đọc bài thơ tôi cảm thấy rõ hơn tâm hồn thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ trong Bác. Tôi thấy say mê cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ của núi rừng Việt Bắc. Tôi cũng rất khâm phục, kính yêu lòng yêu nước vĩ đại của Bác:
                   Tiếng suối trong như tiếng hát xa
                   Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa
                   Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
                   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
  Bức tranh thiên nhiên đẹp của rừng Việt Bắc thể hiện ngay câu thơ đầu: 
                    Tiếng suối trong như tiếng hát xa
                     Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc bỗng trở nên thơ mộng hơn, tươi đẹp nhờ bpháp so sánh tài tình và độc đáo: " tiếng suối trong như tiếng hát xa". Âm thanh thật trong trẻo, du dương làm sao! Âm 'a' cuối câu gợi nên các cung bậc của tiếng suối đều đặn, làm tôi cảm nhận đc 1 âm hưởng thiết tha mà sâu lắng. Nghệ thuật so sánh còn tạo ra 1 vẻ đẹp mới. Bác biến dòng suối thành tiếng hát, một âm thanh trẻ trung, gần gũi và tràn đầy sức sống. Câu thơ vang dài, bất tận. Tiếng hát như xuyên trùng trùng ko gian mà đến, làm cho đêm đã sâu lại càng sâu. Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà đại thi hào Nguyễn Trãi viết: 
                    Côn Sơn suối chảy rì rầm 
                    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai...
Hai nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, 2 thi hào tầm vóc thời đại sống cách nhau 5 thế kỷ cùng gặp gỡ diệu kỳ ở cảm hứng mãnh liệt trước thiên nhiên tươi đẹp. Bác đứng trong rừng Việt Bắc, thưởng thức tiếng suối. Phải say mê, chan hòa vs thiên nhiên Bác mới nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên như thế. Thiên nhiên tạo ra vẻ đẹp trong tâm hồn Bác. Đọc đến đây, tôi cảm thấy lòng mình rung động mãnh liệt. Tôi thấy vô cùng xúc động và cảm thấy con suối như hiện ra trước mắt thật lung linh.

Nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lạnh, sâu lắng thì ánh trăng làm cho cảnh vật thêm thơ mộng hơn: 
             Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trăng tròn vành vạnh tỏa ánh sáng xuống trần gian, ngỡ như xuyên thấm hồn tạo vật. Trăng soi qua các kẽ lá, chiếu xuống đất tạo thành muôn vàn những đốm trắng nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm. Bức tranh thiên nhiên cũng rất sống động nhờ điệp từ " lồng ", làm tôi cảm nhận bức tranh thật nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình ủa vòm cổ thụ ở trên cao lấp lánh ánh trăng. Có nét thanh mảnh, ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa. Bức tranh chỉ dùng 2 màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Tác giả đã nhân hóa: trăng lồng...bóng lồng làm cho tôi cảm nhận: trăng, cổ thụ, bóng hoa tuy ở 3 tầng khác nhau nhưng chúng đan xen, lồng vào nhau tôn thêm vẻ đẹp cho bức tranh. Bức tranh thiên nhiên vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh, vừa có đường nét và rất huyền ảo, thơ mộng, tràn đầy sức sống là tôi say mê và ngây ngất. Bức tranh Việt Bắc do thiên nhiên vẽ ra jay chính do tài năng và sự cảm nhận tinh tế của HCM viết ra? Thiên nhiên thì bao h chẳng thế. Điều quyết định vẻ đẹp của thiên nhiên là ở lòng người. HCM đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc 1 linh hồn để dựng lại thành 1 bức tranh lung linh, sống động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo