Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ về tinh thần phản kháng của chị Dậu

suy nghĩ về tinh thần phản kháng của chị Dậu 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
433
1
1
Yoo Kim
20/12/2020 15:38:52
+5đ tặng

Trong giai đoạn 1936 - 1939, văn đàn Việt Nam xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trí, hình thành một trào lưu văn học hiện thực phê phán mạnh mẽ xã hội và phản ánh sinh động cụ thể những nỗi đau khổ, lầm than của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của dòng văn học này. Tắt đèn là một tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố. Đó là một bản cáo trạng lên án chế độ thối nát của bọn thực dân phong kiến, đồng thời Tắt đèn còn xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tiêu biểu cho phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương chồng con sâu sắc và có tinh thần đấu tranh chống áp bức.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ kể lại sau khi anh Dậu bị ngất xỉu ở sân đình, sợ bị vạ lây, bọn tay sai đem anh Dậu trả về cho gia đình như một cái xác chết. Chị Dậu cùng bà con hàng xóm ra sức chăm sóc cho anh Dậu. Chị vô cùng đau đớn xót xa, lo lắng cho mạng sống của chồng. Chị ân cần chăm sóc từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho anh Dậu.

Trong lúc anh Dậu đau nặng, chị đã rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng năm và dịu dàng nói "Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột". Rõ ràng chị đã tận tụy, hết lòng chăm sóc chồng. Việc làm của chị xuất phát từ lòng yêu thương chân thành sâu sắc của người vợ. Chị cố ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không. Hình ảnh này khiến em liên tường đến bà Tú, vợ của Tú Xương cũng tần tảo, đảm đang lo lắng và hi sinh tất cả cho chồng con.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Những tình cảm cao đẹp đó chính là đặc điểm tiêu biểu nhất của người phụ nữ Việt Nam. Cũng chính vì tình cảm vợ chồng cao đẹp, chị Dậu đã dũng cảm đấu tranh chống lại bọn tay sai để bảo vệ người chồng yêu quý.

Khi anh Dậu đang run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã rầm rập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Chúng chưa hành hung nhưng mồm vẫn còn chửi bới mỉa mai. Đối phó với hoàn cảnh bất ngờ đó, thái độ ban đầu của chị Dậu hoàn toàn bị động, chị run run van xin đến thiết tha nài nỉ: "Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại". Chị đã hạ mình nhẫn nhục khi xưng hô ông,á để bảo vệ tính mạng của chồng. Nhưng chúng nào có nghe, bọn tay sai vẫn hung hăng xông tới. Bọn chúng giật phắt dậy thừng, đùng đùng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Đến giờ phút này, trước sự ức hiếp tàn bạo của chúng, chị không còn nhẫn nhục được nữa, rõ ràng nước càng tức càng vỡ bờ, chị đã chủ động đấu tranh chống lại kẻ thù. Tinh thần phản kháng biểu hiện ở thái độ và hành động. Chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi. Lần cuối, chị không gọi chúng bằng ông và xưng con, cháu nữa, mà là mày với bà, chị đã tự đặt mình trên kẻ thù và giành thế chủ động: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Hàng động của chị quyết liệt và nhanh như cắt chị nắm ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Câu nói đầy vẻ thách thức cùng với hành động quyết liệt vừa là một câu biểu hiện của lòng thương yêu chồng, vừa cho thấy sự dũng cảm, tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị. Rõ ràng là "tức nước bờ". Câu nói đầy khí phách của chị Dậu "Thà ngồi tù chứ để cho bọn chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được" biểu hiện mãnh liệt sức phản kháng, lòng căm thù giai cấp chất chứa từ lâu. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu chị cam chịu, giờ đây không dằn được nữa, nhất là chúng đã cố tình hành hạ anh Dậu. Chị đã lấy thân che chở cho chồng mà cũng không yên, cuối cùng chị đã vùng lên đấu tranh chống lại áp bức với một sức mạnh quật khởi của lòng căm thù.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trần Thu Hiền
20/12/2020 15:41:47
+4đ tặng
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. Với sự ra đời của tiểu thuyết Tắt đèn (1939), lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nồng dân với những phẩm chất quý báu. Đó là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Đoạn trích Tức nước vợ bờ thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách và sức mạnh phản kháng của nhân vật chị Dậu trong tình cảnh khốn cùng.

Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng.Chỉ vì không có tiền nộp cho xuất sưu của anh Sửu, người em trai đã chết từ năm ngoái, anh Dậu bị bọn sai nha đánh cho thừa chết thiếu sống. Buổi chiều, chúng lôi anh về rũ rượi như một cái xác chết.

Thương chồng bị hành hạ, nhưng chị Dậu cũng không biết làm thế nào. Chị đã bán đàn chó, bán cả đứa con gái đâu lòng mà vẫn không đủ tiền xoay sở. Tình cảnh thật là khốn khổ, bi đát. Thương tình, bà lão hàng xóm cho bát gạo để chị nấu cháo cho chồng ăn. Mấy ngày nay, cả nhà không ăn gì rồi. Anh Dậu bị đánh thế kia sợ không cầm cự nổi. Mấy đứa nhỏ đói khát đến phờ phạc. Tình thế của gia đình chị Dậu không những khốn khó mà còn hết sức nguy kịch.

Tất cả hi vọng đều trông cậy vào chị Dậu cả. Chị hiểu điều đó. Thế nên, chị không màng đến bản thân. Cháo chín, chị múc ra la liệt cho mau nguội để chồng và con ăn. Đứa con vì đói quá húp cháo soàn soạt. Anh Dậu dẫu bị đau nhưng vì thương vợ cũng gắng gượng ngồi dậy cố ăn một miếng. nhìn thấy cảnh ấy, chị Dậu rươm rướm nước mắt. Chị không ăn vì chị còn khỏe. Chị muốn dành cả cho chồng cho con.

Khi bọn sai nha hầm hập kéo đến, chúng quyết bắt trói anh Dậu lôi ra đình đánh tiếp, chị Dậu van xin không được đã quyết liệt chóng lại chúng. Chị bất chấp tai họa thế nào chỉ để cứu anh Dậu ngay trong lúc nguy kịch này.

Một người phụ nữ nông dân đã yêu thương chồng con như thế ấy, đã mạnh mẽ như thế ấy khiến kẻ cường quyền kia phải nể sợ. Chị đã khiến chúng vô cùng bất ngờ vì trong cái làng này, chưa có một người phụ nữ nào (kể cả là đàn ông) dám cãi lời hay chống lại chúng.

Chị Dậu là người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên chống lại áp bức, bất công. Lúc đầu, như lẽ bình thường, chị cố gắng nhẫn nhục, van xin tên cai lệ để hắn động lòng thương mà tha cho anh Dậu. Thế nhưng, chị càng van xin, chúng càng hống hách và dữ tợn hơn. Như những con thú không có tính người, chúng hô hét ầm ĩ, rồi sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu. Biết điều không hay sắp xảy đến, chị Dậu sợ đến xám mặt  tiếp tục cầu khẩn, giải bày nhưng vẫn không thể khơi được từ tâm vốn đã khô kiệt bên trong bọn ác nhân ấy.

Chúng ào ạt xông tới. Chị ngăn cản, cảnh cáo bằng lời:

– Chồng tôi đau ốm, các ông không được làm thế.

Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chửi chúng cho hả giận. Rồi chị ngăn cản bằng hành động: đỡ lấy tay tên cai lệ. Bị ngăn cản, như một phản xạ quen thuộc của bọn sai nha, cai lệ bịch vào ngực chị mấy cái đau điếng.

Quá giận dữ và bất lực trước sức mạnh của đạo lí nhân tình, chị Dậu nghiến răng quyết liệt chống lại chúng. Chị ra lời thách thức, bắt đầu một cuộc đối đầu không cân sức:

– Mày đánh chồng bà, bà cho mày xem.

Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác, cường quyền. Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người dân đã được giác ngộ cách mạng. Thế nhưng, nó cũng mở ra một hướng đi mới cho những người nông dan cùng khổ, bị đè nén đến cùng cực trong xã hội thực dân phong kiến đương thời.

Có thể sau đó, chị Dậu bị đàn áp, bị bắt bớ, xử phạt nặng nề hơn nhưng hành động của chị đã cứu sống anh Đậu, đã cảnh tỉnh bọn ác nhân, đã chứng minh rằng người nông dân cùng khổ nếu không vùng lên cũng sẽ chết trong chính sự cam chịu yếu đuối, nhu nhược của mình.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn đã dành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu. Sức mạnh phản kháng của chị Dậu khởi đầu cho những phẫn uất của người nông dân trước cách mạng quyết vùng lên vượt thoát ra khỏi cảnh sống ngột ngạt, bế tắt, tìm lấy con đường sống trong tăm tối mịt mù.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư