câu 1:
a.
chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong 1 bài thơ em đã học:
"cháu chiến đấu hôm nay
.........................................."
b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào ,của ai?Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai?
c. chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên .Viết đoạn văn 7-9 câu phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó.
câu 2: phát biểu cảm nghĩ về bác bảo vệ trường em
câu 3:câu văn sau mắc lỗi nào trong các lỗi dùng từ?chỉ ra từ mắc lỗi và sửa lại cho đúng:
Lý Bạch đã sáng chế bài thơ"Tĩnh dạ tứ" khi ông đang ở xa quê
câu 4: cho đoạn trích sau:
tự nhiên như thế :ai cũng chuộng mùa xuân .Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân,người ta càng trìu mến,ko có gì lại hết .Ai bảo được non đừng thương nước ,bướm đừng thương hoa ,trăng đừng thương gió;ai cấm được trai thương gái ,ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân"
Hay chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và viết đoạn văn ngắn phân tích tác dungjcuar biện pháp tu từ
câu 5
:phát biểu cảm nghĩ về bài thơ"cảnh khuya "của Hồ Chí Minh
câu 6:viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ về 1 bài ca dao chủ đề châm biến mà em yêu thích
câu 7:em nêu cảm nghĩ cây tre -biểu tượng văn hóa việt nam
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1:
a) Cháu chiến đâu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì xóm tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
b)Trong bài thơ ''Tiếng gà trưa'' của Xuân Quỳnh
- Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong bài thơ là người cháu, người chiến sĩ trẻ trên đường hành quân.
c)Điệp ngữ cách quãng "vì" lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |