Gia nhập Liên hợp quốc đã đem đến những thời cơ và thách thức gì cho Việt Nam?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Về cơ hội:
Thứ nhất, Việt Nam tham gia hoạt động cảnh sát Liên hợp quốc không chỉ đóng góp vào công tác chung về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của nước ta, mà còn là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự tiếp nối trong chính sách nhất quán của Việt Nam là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng tham gia đóng góp một cách có trách nhiệm vào các công việc chung, góp phần duy trì và bảo đảm hòa bình, an ninh quốc tế.
Thứ hai, tham gia cảnh sát Liên hợp quốc giúp nâng cao hơn nữa uy tín của các lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và lực lượng Công an nhân dân nói riêng, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng - an ninh ở cấp độ quốc tế và khu vực.
Thứ ba, tham gia cảnh sát Liên hợp quốc giúp lực lượng Công an Việt Nam tham gia cơ chế chia sẻ thông tin tình báo và có cơ hội tranh thủ thu thập thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, phương thức tác chiến, tổ chức, hiệp đồng, trang thiết bị,... của các nước nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao trình độ của các cán bộ, sĩ quan trong các lĩnh vực khác tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nói chung và cảnh sát Liên hợp quốc nói riêng.
Thứ tư, lực lượng cảnh sát Việt Nam có thể tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế thông qua việc cử cán bộ, chiến sĩ đi tập huấn tại các trung tâm huấn luyện; tổ chức các khóa đào tạo, công tác đào tạo, đầu tư, hiện đại hóa một số cơ sở vật chất, trang thiết bị của Việt Nam.
Thứ năm, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải là những cán bộ dân vận giỏi nhất, tốt nhất; đặc biệt phải làm để dân tin, dân phục, dân yêu và tham gia vào các mặt công tác bảo đảm an ninh, trật tự ngày càng tự giác, hiệu quả”(6) và tiếp nối truyền thống trong nhiều năm qua, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với nhiều kinh nghiệm trong công tác dân vận và bảo vệ bình yên cho người dân Việt Nam, có thể chia sẻ và đóng góp những kinh nghiệm trên cho hoạt động của cảnh sát Liên hợp quốc ở những nơi xung đột, nơi đang trong giai đoạn chuyển đổi từ chiến tranh sang hòa bình nhằm giúp duy trì an ninh, phục vụ quốc gia sở tại tái thiết xây dựng và phát triển.
Về thách thức
Một là, việc nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt tình hình phục vụ việc chọn thời điểm và ra quyết định lựa chọn quốc gia/khu vực nơi có hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc để tham gia công tác của cảnh sát Liên hợp quốc là một trong những thách thức Việt Nam cần giải quyết để có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với khả năng hiện tại của mình.
Hai là, rào cản về ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp…), kỹ năng mềm và các kỹ năng tham gia phối hợp tác chiến theo tiêu chuẩn Liên hợp quốc là những thách thức đối với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
Ba là, làm quen, hiểu khu vực địa lý, văn hóa, luật pháp, người dân địa phương thuộc nhiều sắc tộc khác nhau là những khó khăn đối với cảnh sát Việt Nam khi tham gia các nhiệm vụ bảo vệ thường dân và bảo đảm an ninh tại sở tại.
Bốn là, nguy cơ từ các cuộc tấn công của các phần tử cực đoan, khủng bố, không những nhằm vào dân thường mà còn vào lực lượng cảnh sát Liên hợp quốc khi lực lượng này tiến hành các hoạt động đặc biệt, đi tuần tại những khu vực có nhiều rủi ro về an ninh và bất ổn.
Năm là, thách thức về việc cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam phải điều chỉnh thói quen, tập quán, sinh hoạt để phù hợp với môi trường sống và làm việc trong các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, nơi có rất nhiều binh lính đến từ các quốc gia khác nhau.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |