Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát biểu cảm nghĩ về bài ''Sông núi nước Nam''

phát biểu cam nghi ve bai song nui nuoc nam

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
408
1
0
Esther
24/12/2020 21:25:29
+5đ tặng

Sông núi nước Nam là bài thơ “thần” không chỉ nêu cao tính độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc mà còn thể hiện tính thần lực, lòng tự tôn dân tộc của vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt nói riêng và lớp lớp thế hệ người Việt nói chung.

“Bập bùng lửa thiêng tiếp bước ra sa trường

Hận thù sục sôi lũ giặc Tống cướp nước

Lửa khói ngút trời làng xóm tiêu tàn

Đất nước Nam vùng lên quyết giành lại nước non”

Cứ mỗi khi lời hát cất lên là ngọn lửa yêu nước lại bập bùng cháy, cõi lòng lại sục sôi, tâm trí lại dội về hình ảnh từng lớp trai làng đi chinh chiến và từ sâu trong trái tim vang vọng lời thơ đầy hùng hồn của Lí thường Kiệt mang tên Sông núi nước Nam.

Chúng ta thường gọi “Sông núi nước nam” là bài thơ “thần” không chỉ nêu cao tính độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc mà còn thể hiện tính thần lực, lòng tự tôn dân tộc của vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt nói riêng và lớp lớp thế hệ người Việt nói chung. Cuộc chiến đấu chống quân Tống, từng câu chữ cất lên, trong không gian linh thiêng, vào khoảng thời gian vàng, lũ giặc đã khiếp sợ đến mất mật, hoảng loạn đến hỗn loạn, nghĩa khí của chúng cũng vì thế mà trượt dốc không phanh.

Mở đầu bài thơ không phải câu hỏi, không phải câu cảm thán mà là một lời khẳng định, một sự chắc nịch đến chặt chẽ về chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà, nam đế cư”

Chúng ta đã và đang sống giữa một ranh giới nhất định. Điều này tuyệt nhiên không phải là bịa đặt mà được dẫn ra bởi luận chứng rất sắc sảo, thuyết phục:

“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Tất cả đều quy củ, rõ ràng, được sách trời quy định. Điều này có nghĩa là chủ quyền của ta, lãnh thổ của ta không chỉ có ta mà còn có một bên thứ ba là trời, là đất chứng giám, xác nhận. Đây là sự thật hiển nhiên, là lí lẽ chặt chẽ đến tuyệt đối mà không ai có thể phản biện hay phủ nhận. Những gì ở nước Nam bao gồm cỏ cây, hoa lá, động vật, con người… là thuộc sở hữu của người Nam và cả nước non này chắc chắn là của người Nam chứ không phải ai khác. Rõ ràng, lần đầu tiên ta thấy xuất hiện trong một tác phẩm văn chương mà tính độc lập, chủ quyền từ hình, từ chữ đã phát ra thành lời để sự khẳng định mạnh mẽ, quyết đoán và hào sảng như thế. Không dừng lại ở chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà chúng ta – những người Nam còn nhất tâm, đồng lòng, chúng ta có vua Nam đứng đầu để vẽ đường mà lội, vẽ lối mà đi. Đặc biệt hơn, nước non này đã từ lâu đời, một tay dân tộc ta gây dựng nhưng không vì thế ta vơ vét mà cho là của riêng mình bởi lẽ chủ quyền này là định phận, là sự an bài, sắp đặt từ “sách trời”. Đó là đấng linh thiêng, cao quý và vậy mà mọi chỉ dẫn đều trân quý, trân trọng đến vô cùng. Như vậy qua hai câu thơ đầu, bằng ngôn từ đanh thép, giọng văn vừa hào hùng vừa tràn đầy niềm tự hào tác giả đã khẳng định rõ ràng ranh giới, chủ quyền lãnh thổ thuộc về nhân dân, quyền làm chủ dân tộc mình của nhân dân đồng thời tỉnh táo trong suy nghĩ để sắc sảo trong luận cứ với lí lẽ vừa cứng rắn, vừa thuyết phục để không thể lực nào có thể bóp méo hay phủ định sự thật.

Từ sự khẳng định chắc nịch, tác giả tiếp tục lên giọng cảnh cáo kẻ thù sẽ nhận kết cục thảm thương nếu vẫn chạy theo lối mòn, đi ngược lẽ đời khi xâm lăng lãnh thổ, để lại thương đau cho dân chúng Đại Việt:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Một khi lũ giặc bỏ ngoài sự răn đe, bất chấp quy định mang tính tất yếu ấy, cố tình phạm đến chủ quyền đại việt cũng là lúc đôi chân chúng bước vào lầm lỗi không chỉ với toàn thể người nam mà còn đắc tội, xúc phạm tới tôn nghiêm về luân lý, đạo trời. Chúng hành động ngông cuồng, chúng chọn cuộc chiến phi nghĩa cũng là chọn kết cục bi thảm của bản thân. Ở đây, tác giả đanh thép khẳng định kết cục thảm hại, ê chề, nhục nhã, bi đát của kẻ cướp nước, dẫm đạp lên luật trời, coi thường đạo lý. Sức mạnh chính nghĩa, lòng tự tôn dân tộc sẽ là rào cản lớn nhất, là tấm áo giáp bền bỉ nhất để người Nam trừng phạt những kẻ xâm lăng.

Rõ ràng, trong bài thơ ta nghe văng vẳng những thanh âm dữ dội của cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, những tiếng vỗ ngực đanh thép khẳng định ranh giới lãnh thổ và bởi thế mà tính chính luận được thể hiện vừa cụ thể, vừa có chiều sâu. Tiếp bước cha anh hôm trước, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ trân trọng mà còn thắp lên ngàn vạn đốm lửa rực cháy của lòng tự tôn, tự hào và luôn nhớ “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Đình Thái
24/12/2020 21:25:30
+4đ tặng

Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở)

Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia, hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.

Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua, hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý, trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái thiên ý. Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.

Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.

1
1
Ngao sò ốc ...
24/12/2020 21:25:45
+3đ tặng

Sau lời khẳng định hùng hồn về độc lập, chủ quyền dân tộc, tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Câu hỏi vang lên mạnh mẽ, dứt khoát đầy cứng rắn hướng tới bọn giặc xâm lược. Coi chúng là “nghịch lỗ” nghĩa là tác giả đã phân định rõ rệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến. Ta chiến đấu vì chính nghĩa ắt sẽ gặt hái được thành quả thắng lợi, còn bọn giặc dữ phi nghĩa kia sẽ phải nhận lấy những hậu quả xứng đáng. Câu thơ đã thể hiện rõ thái độ giận dữ, uất hận của tác giả đối với kẻ thù ngang tàng đi ngược lại chân lí, phạm phải ý trời. Càng uất giận, ý chí càng tăng cao, câu thơ cuối cùng như một cú đánh mạnh mẽ có sức cảnh tỉnh lớn với lũ giặc bất nhân:

“Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Đến đây, tác giả đã trực tiếp gọi quân giặc là “chúng mày” với thái độ coi thường, khinh bỉ. Câu thơ thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng chống lại bọn giặc xâm lược và niềm tin sắt đá vào sự thất bại tất yếu của kẻ thù. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc cùng giọng điệu đanh thép, hùng hồn, bài thơ đặt trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến có ý nghĩa lớn lao trong việc khích lệ, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đồng thời là lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù xâm lược.

“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam mang đậm cảm hứng yêu nước. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù sau này còn được mở rộng, phát triển trong hai áng tuyên ngôn lớn của dân tộc đó là Bình ngô đại cáo và Tuyên ngôn độc lập.


Phân tích bài Sông núi nước Nam - Mẫu 2

Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ông cha.

Về xuất xứ của bài “Sông núi nước Nam” có rất nhiều ghi chép khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung đó là: bài thơ ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc. Vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của tác phẩm nên bài thơ thường được để khuyết danh. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: Khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.

Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. “Đế” là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; “Vua” thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.

Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lý, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lý khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.

Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà” (cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi nghĩa, đi ngược lại chân lý khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có hai mươi tám chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.

Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×