LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phong trào đấu tranh của công nhân nước ta từ 1919 - 1925

phong trào đấu tranh của công nhân nước ta từ 1919 - 1925 ? phong trào công nhân có gì mới so với trước ?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
476
2
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
28/12/2020 16:06:24
+5đ tặng

Từ 1919 đến 1925

          + Có 25 vụ đấu tranh riêng rẽ và có quy mô tương đối lớn, nhưng mục tiêu đấu tranh còn nặng về kinh tế, chưa có sự phối hợp giữa các nơi, mới chỉ là một trong các lực lượng tham gia phong trào dân tộc, dân chủ, cuộc đấu tranh còn mang tính chất tự phát.
          + Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ.
          + Năm 1920, công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

          + Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông.

          + Năm 1922, công nhân viên chức Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lương.

          + Từ năm 1924, nhiều cuộc bãi công của thợ nhà máy đèn, xát gạo, rượu, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương nổ ra.

          + Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho tàu Pháp đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi. Sự kiện đó, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Qua cuộc bãi công này thấy rõ tư tưởng cách mạng tháng mười Nga 1917 đã thâm nhập vào công nhân Việt Nam đã biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam.

          Nhận xét: Phong trào công nhân thời kỳ 1912 - 1925 diễn ra còn lẻ tẻ tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển lên rõ rệt. Phong trào công nhân chưa có sự phối hợp giữa công nhân các ngành và địa phương, mục tiêu đấu tranh chủ yếu vẫn là đòi quyền lợi kinh tế hàng ngày. Nhìn chung, phong trào công nhân giai đoạn này còn mang tính tự phát.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
rastar
28/12/2020 16:07:53
+4đ tặng

Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập. Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê (Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến tháng 1 1-1925 mới xong.

Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo. Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư