Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật

mn giúp mik làm bài tập vs

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
403
0
0
Mai Phạm Thị Ngọc
29/12/2020 20:19:51
+5đ tặng
I. Lí thuyết:
Câu 1: 
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
Câu 2:
* Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
-Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng đc biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
* Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng:
- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, ko nhận đc ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận đc ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát đc ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất ko đc Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 3:
* T/c của ảnh tạo bởi gương phẳng:

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng ko hứng đc trên màn chắn và lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua amhr ảo S'.
* T/c của ảnh tạo bởi gương cầu lồi:
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
* T/c của ảnh tạo bởi gương cầu lõm:
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Câu 4:
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Ví dụ: trống, sáo, đàn ghi ta, tiếng vỗ tay,...
- Đặc điểm chung của nguồn âm là khi phát ra âm các vật đều dao động.
Câu 5:
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
- Chân không ko thể truyền đc âm.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng nhỏ hơn trong chất khí.
Câu 6:
- Độ to của âm đc đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu là dB).
- Ngưỡng đau của tai là 130 dB.
- Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
Câu 7:
Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.
- Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
+ Giảm độ to của âm phát ra.
+ Ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn.
+ Hướng âm thanh của tiếng ồn đi theo con đường khác.
+ Hấp thụ tiếng ồn.
- Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại,...
- Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, ghế đệm mút, cao su xốp, tường gạch,...


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×