ở đầu bài thơ, tác giả đã đưa tiếng gà đi vào lòng trẻ em một cách rất tự nhiên, không cầu kỳ, không bóng bẩy.Và chỉ bằng hai câu thơ đầu mà ông đã biểu thị được âm thanh của tiếng gà gáy;
Ò…ó…o
Ò…ó…o
Đó là cách dẫn dắt khéo léo của ông để đưa trẻ em đến với tiếng gà bình dị nhưng quen thuộc.Khi tiếng gà cất lên,mọi vật bắt đầu vươn mình thức dậy để đón ánh sáng mặt trời. Ở đoạn thơ này , tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá rất thành công. Chính điều đó đã làm cho tiếng gà trở nên kỳ diệu.
Vì dù chỉ là một tiềng gà bình thường nhưnh khi nghe thì mọi vật “trưởng thành”. Như:quả na thì mở mắt, hàng tre thì đâm măng,buồng chuối thì chín, hạt đậu thì nảy mầm còn bông lúa thì uốn câu.Và tiếng gà đã đánh dấu một ngày mới bắt đầu bằng cách giục đàn sao chạy trốn để nhường chỗ cho ông mặt trời chiếu những tia sáng ấm áp
xuống vạn vật để vạn vật bắt đầu làm việc…Với cách dùng điệp ngữ “giục” và liệt kê các sự vật, tác giả đã thông báo mọi hành động mà tiếng gà đã tạo nên. Điều này chứng minh đã trở thành một âm thanh quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đến nỗi ông phải thốt lên:
Ôi bốn bề bát ngát tiếng gà
Ò…ó…o
Ò…ó…o
Đọc thơ anh ta thấy rõ sự tinh nghich, vui nhộn ,hồn nhiên ,trong sáng của trẻ thơ. Nên khi đọc chúng ta không những cảm thụ ý nghiã ngoài lời ma còn thấm được cái hồn của bài thơ, đó là :tiếng gà là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, no mang lại cho vạn vật cuộc sống vui tươi, thanh bình.