Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ 2 của bài thơ đồng chí

Viết 1 đoạn văn theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ2 của bài thơ đồng chí 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
639
1
3
Nguyễn Anh Minh
01/01/2021 16:05:18
+5đ tặng
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thể hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rấtđẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng "chờ giặc tới". Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát “ánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn gian khổ. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" vừa là hình ành tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Nhưng cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng cùa hoà bình. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
rastar
01/01/2021 16:05:43
+4đ tặng
Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc.
1
3
Nguyễn Ngọc Quế Anh
01/01/2021 16:05:49
+3đ tặng
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong quân đội, cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài người lính. Thơ ông ko nhiều nhưng có những bài thơ rất đặc sắc, với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ với hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Đặc biệt là bài thơ Đồng chí là một trong những kiệt tác của nhà thơ nằm trong tập thơ chính "Đầu súng trăng treo" được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 của quân và dân ta đánh bại cuộc tấn công trên quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Ba câu thơ cuối cùng trong bài Đồng chí là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và rất đẹp của nhà thơ Chính Hữu:
" Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Ba câu thơ này đã làm toát lên vẻ đẹp chung của cả bài thơ, là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Mở ra chính là khung cảnh của màn đêm âm u, tăm tối vs những làn sương muối dày đặc. Đó là điều kiện sống vô cùng khó khăn đối vs ng lính. Và cũng chỉ có họ_những ng lính ms có thể chịu đựng đc cái khắc nghiệt đó, mới có thể hiểu được cái rét buốt lạnh cắt da thịt của đêm sương muối ở rừng. Sương muối là sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cây cỏ hay mặt đất, làm buốt tê da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến mất cảm giác. Vậy mà các anh chiến sĩ vẫn đứng đó giữa gió sương lạnh lẽo, không một chút than vãn. Câu thơ: " Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" đã lm ấm lên trái tim của ng chiến sĩ, ấm lên bầu ko khí lạnh lẽo lúc bấy giờ. Họ đứng cạnh nhau, chia sẻ, che chở nhau trong chiến đấu, thể hiện lên tình đồng đội cao đẹp và thiêng liêng. Họ đứng "chờ" trong tư thế chủ động và hiên ngang. Dù cho đang đứng giữa cái chết– sự sống thì họ vẫn trao cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Trước cái sự khắc nghiệt đó, đã hiện lên cảnh sắc tuyệt đẹp, Cả bài thơ dồn dập, và ở câu cuối chỉ vẻn vẹn có 4 chữ:
" Đầu súng trăng treo"
Về khuya trăng cũng xuống thấp dần và người lính ngỡ ánh trăng treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Ánh sáng của vầng trăng như tạm xua đi cái hoang vắng của núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng. "Súng"biểu tượng cho sự chiến đấu của những người lính. "Trăng"biểu tượng cho sự thanh bình. Các anh chiến đấu cho sự thanh bình của Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa,thực tại và mơ mộng,thi sĩ và chiến sĩ gắn kết hài hoà với nhau. Hình ảnh thơ có sự gắn kết giữa hiện thực và lãng mạn. Nhịp điệu của câu thơ như nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng , chông chênh trong sự bát ngát. Ngôn ngữ thơ hàm súc , ngắn gọn, giàu giá trị biểu cảm. Hình ảnh thơ là sáng tạo của thơ ca, mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến và được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ. Khổ thơ đã làm đẹp thêm tình đồng chí , làm đẹp lên hình ảnh những con người. Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
Bài thơ Đồng chí như 1 bài ca về tình đồng đội, đồng chí keo sơn giữa những ng lính, các anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn, tác giả đã thành công trong việc tạo nên những hình ảnh hơ đẹp, ngợi ca ng bộ đội cụ Hồ và tình đồng hí cao đẹp của họ.
1
3
Snwn
01/01/2021 16:07:19
+2đ tặng
Bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu là một bài thơ vô cùng hay độc đáo khi viết về đề tài người lính xuất thân từ những người nông dân áo vải trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.Tác giả Chính Hữu đã sử dụng những ngôn ngữ thơ vô cùng giản dị, gần gũi để nói lên những tình cảm, cảm xúc ở trong lòng mình về những người lính nông dân, ra đi từ những làng quê của mọi miền tổ quốc. Bài thơ "Đồng Chí" ca ngợi những người lính những người chiến sĩ trong gian khổ, sinh tử luôn có nhau ấm áp tình đồng đội, đồng chí. Tuy không sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm nhưng luôn sát cánh bên nhau, cùng nhau vượt qua những giây phút sinh tử.Mở đầu bài thơ tác giả Chính Hữu đã khắc họa lên chân dung người lính là những người nông dân thật thà, hiền lành chất phác. Vì lời kêu gọi của quê hương tổ quốc mà không ngại hy sinh lên đường tham gia chiến đâu.
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
Anh với tôi hai người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn mà quen"
Trong khổ thơ này đã tái hiện lại xuất thân của những người lính trong thơ của Chính Hữu không phải những người thanh niên trí thức từ thủ đô Hà Nội như những người lính trong binh đoàn Tây Tiến của Quang Dũng, mà họ chỉ là những người nông dân xuất thân nghèo khổ, quanh năm cày cấy, bán mặt cho trời bán lưng cho đất.Từ những vùng quê nghèo mà đất cày lên toàn sỏi đá, cho thấy những lam lũ nhọc nhằn của lính ở quê hương nghèo khó. Những nỗi cực nhọc họ đã phải trải qua nơi quê nhà. Những người dân lao động đó đã từ khắp nơi, từ mọi miền tổ quốc tụ hợp về đây dưới ngọn cờ của cách mạng cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương đất nước của mình.Dù họ không có một lời hẹn nào nhưng khi ra chiến trường họ trở thành bạn, thành đồng đội thành những người cùng chung chăn, chung trí hướng, cùng một kẻ thù. Nên họ nhanh chóng thân thiết tạo nên những tình bạn lớn, tình đồng đội đáng trân trọng.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×